"Sư sử sứ" - "Phụ phù phu"

Nguyễn Năng Lực
06:16 - 01/06/2022
Công dân & Khuyến học trên

Năm 23 tuổi, đời vua Lê Thánh Tông, năm Quang Thuận thứ tư (1463), Lương Thế Vinh đỗ Trạng nguyên khoa Quý Mùi, làm quan suốt 32 năm trong triều. Chất humour (hài hước, hóm hỉnh) theo ông suốt cuộc đời, kể cả khi đã là trọng thần được vua sủng ái.

Lương Thế Vinh, tự Cảnh Nghị, hiệu Thụy Hiên, sinh ngày 1 tháng 8 năm Tân Dậu (tức 17/08/1441) trong một gia đình nông dân có học ở làng Cao Hương, huyện Thiên Bản, nay là thôn Cao Phương, xã Liên Bảo, huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định. Năm 23 tuổi, đời vua Lê Thánh Tông, năm Quang Thuận thứ tư (1463), Lương Thế Vinh đỗ Trạng nguyên khoa Quý Mùi, làm quan suốt 32 năm trong triều.

Thủa nhỏ Lương Thế Vinh nổi tiếng thông minh, nghịch ngơm. Một trong những bí quyết thành tài, thong minh từ nhỏ của Lương Thế Vinh là ông đã có một phương pháp học tập rất hiện đại, học mà chơi, chơi mà học. Mỗi khi chơi đùa với chúng bạn trẻ con cùng lứa, bao giờ cậu bé Vinh cũng quan sát tỉ mỉ, luôn đặt ra câu hỏi và tìm giải pháp giải quyết vấn đề một cách nhẹ nhõm, hóm hỉnh. Chất humour ấy theo ông suốt cuộc đời, kể cả khii đã là trọng thần được vua sủng ái.

"Sư sử sứ" - "Phụ phù phu" - Ảnh 1.

Ảnh minh họa: Bìa sách Lương Thế Vinh - Ông Trạng toán kỳ lạ của Nxb Kim Đồng (Nguồn: Chụp màn hình youtube Chuẩn kiến thức).

Giai thoại kể rằng, có lần, Lương Thế Vinh đang "nghỉ phép" ở quê nhà thì xa giá của Vua Lê Thánh Tông về thăm ông. Nhà vua và đoàn tùy tùng đang nghe sư chùa làng giảng kinh thì quyển sách kinh trên tay nhà sư rơi xuống đất. Một viên quan hầu cúi xuống nhặt lên đưa lại cho sư. Thấy thế, Vua Lê Thánh Tông, vốn là Tao Đàn Đô Nguyên súy nổi tiếng hay chữ, liền ra vế đối: "Đường thượng giảng kinh sư sử sứ" (Trên bục giảng kinh sư khiến sứ) và yêu cầu các quan theo hầu đối lại. Cái hay và oái oăm của vế đối này là ba chữ "sư sử sứ" là ba từ giống nhau về âm vị, chỉ khác nhau về thanh điệu mà tả cảnh rất sinh động. 

Mỗi khi chơi đùa với chúng bạn trẻ con cùng lứa, bao giờ cậu bé Vinh cũng quan sát tỉ mỉ, luôn đặt ra câu hỏi và tìm giải pháp giải quyết vấn đề một cách nhẹ nhõm, hóm hỉnh. Chất humour ấy theo ông suốt cuộc đời, kể cả khii đã là trọng thần được vua sủng ái.

Mọi người còn đang ngơ ngác chưa biết đối thế nào thì Vua hỏi: Trạng nguyên đâu, gọi Trạng nguyên ra xem có đối được không? Lúc bấy giờ Lương Thế Vinh bộ dạng xộc xệch, chân nam đá chân chiêu tưởng như đi không vững, phải có bà vợ dìu đến yết kiến vua. Nhà vua nhắc lại vế đối và giục Trạng nguyên đối. Lương Thế Vinh giả bộ say: "Muôn tâu. thần đã đối rồi đấy ạ". Nhà vua và quần thần còn đang ngạc nhiên, thì Lương Thế Vinh chỉ vào bà vợ, đáp: "Muôn tâu, vế đối của thần là "Đình tiền túy tửu phụ phù phu" (Trước sân say rượu vợ dìu chồng). Một vế đối rất chỉnh, lại có ba từ "phụ phù phu" chỉ khác về thanh điệu, hóa giải được cái oái oăm "sư sử sứ" trong vế xuất đối của nhà vua.

"Sư sử sứ" - "Phụ phù phu" - Ảnh 3.

Trạng nguyên Lương Thế Vinh qua họa hình 3D. Ảnh: Pháp luật Việt Nam

Thật là tài tình. Thật là hóm hỉnh. Câu chuyện cho hậu thế thấy tài ứng đối của Trạng nguyên Lương Thế Vinh, nhưng cũng cho thấy mối quan hệ thân mật giữa nhà vua và quần thần trong giai đoạn thái bình thịnh trị dưới triều Lê Thánh Tông, một giai đoạn phát triển cực thịnh của chế độ phong kiến ở nước ta.

Nguồn: Giai thoại văn học Việt Nam