Mì ăn liền gây ra 1/3 số vụ trẻ em bị bỏng nước sôi ở Mỹ
Theo kết quả nghiên cứu của nhóm chuyên gia Đại học Chicago trong vòng 10 năm, gần 1/3 số vụ trẻ em bị bỏng nước sôi ở Mỹ là do mì ăn liền. Kết quả nghiên cứu đăng trên tạp chí "Bỏng".
Nhóm nghiên cứu đã kiểm tra dữ liệu tất cả trẻ em được đưa tới trung tâm điều trị do bị bỏng nước sôi từ năm 2010-2020, cho thấy số trẻ em bị bỏng do mì ăn liền chiếm tới 31% trong tổng số 790 ca.
Giáo sư giải phẫu Sebastian Vrouwe, thành viên nhóm nghiên cứu, chia sẻ: "Hầu như cứ hai đứa trẻ tới chỗ chúng tôi điều trị thì có một trẻ bị bỏng do mì ăn liền, do đó chúng tôi muốn kiểm tra dữ liệu xem xu hướng này ra sao. Chúng tôi hy vọng sẽ đặt nền tảng cho việc soạn thảo chương trình phòng ngừa bỏng trong tương lai, vì về căn bản, mọi trường hợp trẻ em bị bỏng, đều ít nhiều có thể phòng ngừa".
Vrouwe cho biết ông và nhóm của mình không ngờ rằng mì ăn liền lại là nguyên nhân gây bỏng ở trẻ em nghiêm trọng đến vậy.
"Chúng tôi rất ngạc nhiên trước mức độ nghiêm trọng của vấn đề, điều này khẳng định rằng nỗ lực tập trung và nhận thức về các loại bỏng này có thể có tác động đáng kể đến cộng đồng…", ông nói trong thông cáo.
Cũng theo kết quả nghiên cứu, việc trẻ em dễ bị bỏng do mì ăn liền hay không phụ thuộc vào hoàn cảnh, điều kiện sống của các hộ gia đình. Theo đó, trẻ em bị bỏng thường là dân da đen và ở khu phố nghèo. Xu hướng đó có thể do mì ăn liền là món ăn rẻ tiền. Nghiên cứu chỉ ra rằng "nếu toàn cầu cố gắng giải quyết nạn trẻ em đói nghèo thì có thể sẽ góp phần phòng ngừa trẻ em bị bỏng do mì ăn liền".
Theo thống kê trẻ bị bỏng do mì ăn liền cũng lớn tuổi hơn so với trẻ bị các vết thương do bỏng khác, với độ tuổi trung bình là 5,4 tuổi. Các nhà nghiên cứu mô tả đó là "độ tuổi mà trẻ em có thể cố gắng chuẩn bị mì ăn liền, nhưng chưa đủ lớn để làm điều đó một cách an toàn".
Giáo sư Vrouwe cho rằng sự giám sát của người lớn là biện pháp phòng ngừa thiết yếu để giảm thiểu tình trạng trẻ em bị bỏng do mì ăn liền cũng như các món ăn nóng khác. Ông nói: "Giám sát trực tiếp là một bước quan trọng trong phòng ngừa bỏng… Lượng nhiệt của những sợi mì có thể dễ dàng gây bỏng cấp độ hai và độ ba cho bất kỳ ai, nhưng trẻ nhỏ đặc biệt dễ bị tổn thương do cơ thể nhỏ và làn da mỏng hơn."
5 nguyên nhân hàng đầu dẫn đến bỏng ở trẻ
Bỏng nước là do tiếp xúc với "nhiệt ướt" chẳng hạn như chất lỏng nóng, nước tắm, hơi nước, thức ăn nóng, đồ uống...
Bỏng do tiếp xúc là vết bỏng xảy ra khi da của trẻ chạm vào kim loại nóng (chẳng hạn như bếp lò, thiết bị sưởi ấm hoặc máy uốn tóc) hoặc ngọn lửa (chẳng hạn như lò sưởi)...
Bỏng Hóa chất là vết bỏng do nuốt phải hóa chất, chẳng hạn như chất tẩy cống... hoặc làm đổ hóa chất lên da.
Bỏng Điện là bỏng do các hành động như cắn dây điện hoặc thọc ngón tay hoặc đồ vật vào ổ cắm điện.
Bỏng nắng là tình trạng da bị viêm (sưng) do tiếp xúc quá nhiều với ánh nắng mặt trời.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.
Đăng nhập để tham gia bình luận
Đăng nhập với
Facebook Google