Máy bay tư nhân gây tổn hại đến môi trường thế nào?
Theo Liên đoàn Giao thông và Môi trường châu Âu (T&E), một chiếc máy bay tư nhân bay 4 giờ thải ra lượng CO2 tương đương với một người bình thường trong cả năm.
Người đứng đầu các hoạt động của Oxfam tại Scotland Jamie Livingstone cho biết, "lối sống xa hoa của những người giàu nhất thế giới đang liên tục cướp bóc hành tinh, đặt tất cả chúng ta vào hiểm họa khôn lường". Jamie Livingstone cũng kêu gọi các biện pháp để giải quyết cách sống xa hoa của giới siêu giàu gây tổn hại đến môi trường.
Năm ngoái, một nghiên cứu của Oxfam cho thấy, đến năm 2030, dấu chân carbon của 1% dân số giàu nhất thế giới chiếm 16% tổng lượng khí thải trên hành tinh của chúng ta.
"Lượng khí thải từ một chuyến bay vũ trụ của một tỉ phú sẽ vượt quá lượng khí thải cả đời của bất kỳ một người nào đó trong tỉ người nghèo nhất trên trái đất".
[WHO: Số người thiệt mạng hàng năm do ô nhiễm không khí gia tăng]
Máy bay tư nhân - một thủ phạm gây xả thải khí carbon cao
Nhu cầu đối với máy bay tư nhân đang tăng cao ở châu Âu sau một đợt sụt giảm ngắn trong đại dịch COVID-19, dẫn đến cảnh báo rằng, bay tư nhân gây hại đối với môi trường nhiều hơn so với máy bay thương mại.
Liên đoàn Giao thông và Môi trường châu Âu (T&E), tổ chức vận động cho du lịch sạch, cho biết các máy bay tư nhân trung bình thải ra nhiều carbon hơn các hãng hàng không 10 lần và gây ô nhiễm hơn 50 lần so với tàu hỏa. Theo T&E, một chiếc máy bay tư nhân bay 4 giờ thải ra lượng CO2 tương đương với một người bình thường trong cả năm.
"Bay trên một chiếc máy bay tư nhân có lẽ là điều tồi tệ nhất bạn có thể làm cho môi trường. Chưa hết, những người siêu giàu, "siêu ô nhiễm" đang bay như thể không hề có biến đổi khí hậu, ô nhiễm môi trường", Andrew Murphy, Giám đốc hàng không tại T&E, cho biết.
Mặc dù số chuyến bay tư nhân sụt giảm khi đại dịch COVID-19 toàn cầu ập đến vào đầu năm 2020, nhưng chỉ đến tháng 8 năm 2020, đã có trung bình 2.133 chuyến bay quay trở lại châu Âu mỗi ngày. Việc sử dụng máy bay tư nhân đã ở mức gần như trước đại dịch COVID -19 vào tháng 4 năm nay, T&E tiết lộ.
Các đường bay giữa Anh, Pháp, Thụy Sĩ và Ý chiếm phần lớn lượng ô nhiễm carbon, trong đó máy bay tư nhân khởi hành từ Anh và Pháp chiếm hơn một phần ba tổng lượng khí thải của các chuyến bay tư nhân ở châu Âu.
Theo nghiên cứu mới đây, Anh là quốc gia bị ô nhiễm du lịch cá nhân nhất ở châu Âu. Sáu trong số các tuyến đường gây ô nhiễm nhất cho hàng không tư nhân đến hoặc khởi hành từ các sân bay London.
Báo cáo của T&E cho thấy, lượng khí thải CO2 ở châu Âu đã tăng gần một phần ba từ năm 2005 đến năm 2019. Các chuyến bay đến hoặc rời Vương quốc Anh chiếm gần một phần năm lượng khí thải này, khiến Anh trở thành quốc gia bị ô nhiễm nhất.
Máy bay tư nhân được ước tính tạo ra lượng khí thải carbon trên mỗi hành khách gấp 10 lần so với chuyến bay thương mại - một con số gây sốc!.
Có lẽ một trong những thông tin chi tiết gây sốc nhất từ báo cáo là 78% các chuyến bay của Vương quốc Anh được mô tả là "những chặng ngắn trong phạm vi châu Âu".
Cùng với Anh, Pháp cũng xếp hạng cao về việc sử dụng máy bay tư nhân.
Năm 2021, các nhà lập pháp Pháp đã thông qua dự luật cấm các chuyến bay nội địa ngắn trong nỗ lực giảm lượng khí thải carbon của nước này. Theo đó, các tuyến đường hàng không sẽ bị bãi bỏ nếu hành trình tương tự có thể được thực hiện bằng tàu hỏa trong vòng dưới hai tiếng rưỡi.
Các chủ sở hữu máy bay tư nhân là một phần của giải pháp "bay sạch"
Vì các chủ sở hữu máy bay tư nhân có tài sản trung bình là 1,3 tỷ euro, nên họ có thể là một phần của giải pháp. Với sự giàu có của mình, họ có thể chi trả cho sự phát triển của công nghệ xanh hơn để giúp đẩy nhanh sự đổi mới và "bay sạch" cho tất cả mọi người.
Vì các chủ sở hữu máy bay tư nhân có tài sản trung bình là 1,3 tỷ euro, nên họ có thể là một phần của giải pháp.
Một cách khác mà các chủ sở hữu máy bay tư nhân có thể làm là trả một lượng thuế tương ứng phù hợp với lượng xả thải carbon từ các chuyến bay của họ. Hiện tại, máy bay tư nhân không chịu thuế ở hầu hết các quốc gia châu Âu do được miễn trừ khỏi chương trình định giá carbon của EU (EU ETS) và dầu chưa có thuế.
T&E tính toán rằng thuế nhiên liệu máy bay áp dụng cho các chặng bay có thể tăng 325 triệu euro mỗi năm nếu áp dụng cho tất cả các chuyến bay khởi hành từ EU và Vương quốc Anh. Doanh thu tăng dó áp thuế này có thể được sử dụng để đẩy nhanh quá trình khử cacbon trong lĩnh vực hàng không.
Andrew Murphy cho rằng, “các nhà hoạch định chính sách châu Âu cần khẩn trương bắt đầu đánh thuế máy bay tư nhân sử dụng nhiên liệu hóa thạch và cấm sử dụng chúng vào năm 2030. Doanh thu thu được từ giới siêu giàu có thể được đầu tư vào công nghệ xanh hơn, cho các chuyến sạch./.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.
Đăng nhập để tham gia bình luận
Đăng nhập với
Facebook Google