Lý do Thái Lan ra mắt bộ sách giáo khoa chữ nổi tiếng Trung

Lam Linh
11:15 - 19/01/2024
Công dân & Khuyến học trên

Nhận thấy ngày càng nhiều trường học tại Thái Lan cung cấp các khóa học tiếng Trung, Quỹ Phát triển và Xúc tiến Chữ nổi Quốc gia Thái Lan đã cho ra mắt bộ sách giáo khoa chữ nổi tiếng Trung.

Lý do Thái Lan ra mắt bộ sách giáo khoa chữ nổi tiếng Trung- Ảnh 1.

Giáo viên Trung Quốc và Thái Lan tập huấn sử dụng sách giáo khoa chữ nổi tiếng Trung do Hiệp hội người mù Thái Lan tổ chức tại Pattaya, Thái Lan. Ảnh: Tân Hoa Xã

Thái Lan xuất bản bộ sách giáo khoa chữ nổi tiếng Trung

Trong một căn phòng ở Hiệp hội Người mù Thái Lan, một giáo viên 30 tuổi bị suy giảm thị lực đã hát bài hát cổ điển Trung Quốc "Mặt trăng tượng trưng cho trái tim tôi".

Nantaporn Gonram, một người mù bẩm sinh, có niềm đam mê với các bài hát Trung Quốc từ khi còn nhỏ và đã bắt đầu học ngôn ngữ này ở trường trung học.

Nantaporn trở thành sinh viên khiếm thị đầu tiên tốt nghiệp Khoa Hán học của Đại học Mae Fah Luang (Thái Lan) vào năm 2022 và tham gia vào quá trình xuất bản sách giáo khoa chữ nổi tiếng Trung đầu tiên vào năm ngoái.

Chữ nổi, còn được gọi là ký tự nổi, là một loại ký tự được thiết kế đặc biệt dành cho những người khiếm thị và phụ thuộc vào nhận thức xúc giác. Hệ thống chữ nổi 6 chấm là một phương pháp phổ biến được thế giới sử dụng, thể hiện ý nghĩa thông qua các cách sắp xếp khác nhau của 6 chấm này.

Lý do Thái Lan ra mắt bộ sách giáo khoa chữ nổi tiếng Trung- Ảnh 3.

Quy tắc đầu tiên của chữ nổi đó là mỗi ký tự sẽ được biểu hiện qua từng ô hình chữ nhật, mỗi ô có 6 chấm. Ảnh: IT/Images

Tevapong Puangpetch, Chủ tịch Quỹ Phát triển và Xúc tiến Chữ nổi Quốc gia Thái Lan, đã giới thiệu bộ sách giáo khoa chữ nổi tiếng Trung được xuất bản gần đây.

Nhu cầu học tiếng Trung tăng ở Thái Lan

Quỹ này liên kết với Hiệp hội Người mù Thái Lan. Hiện có 17 trường học dành cho người khiếm thị ở Thái Lan. Chủ tịch Tevapong cho biết, với sự trao đổi kinh tế và văn hóa ngày càng sâu sắc giữa Trung Quốc và Thái Lan trong những năm gần đây, ngày càng nhiều trường học như vậy bắt đầu cung cấp các khóa học tiếng Trung. Do đó nhu cầu về sách giáo khoa chữ nổi tiếng Trung ngày càng trở nên cấp thiết.

Chủ tịch Quỹ Phát triển và Xúc tiến Chữ nổi Quốc gia Thái Lan
Nếu học sinh khiếm thị muốn học tốt tiếng Trung thì ngoài kỹ năng nghe và nói thì đọc và viết cũng rất quan trọng.

Theo chủ tịch Tevapong, chất lượng đào tạo tiếng Trung tại Đại học Mae Fah Luang rất tốt, các giảng viên là những người giàu kinh nghiệm trong việc giảng dạy những sinh viên khiếm thị.

Năm 2023, Hiệp hội Người mù Thái Lan đã hợp tác với Trường Hán học của Đại học Mae Fah Luang biên soạn sách giáo khoa chữ nổi tiếng Trung, nhằm giúp học sinh khiếm thị học đọc và viết tiếng Trung thuận tiện và hiệu quả hơn.

Noppakao Saekhow, giảng viên Trường Hán học, là một trong những tác giả của sách giáo khoa chữ nổi tiếng Trung cho biết, trường học Thái Lan trước đây thiếu sách giáo khoa chữ nổi tiếng Trung có hệ thống và toàn diện.

Sau 2 tháng biên soạn và chỉnh sửa, bộ sách giáo khoa chữ nổi tiếng Trung đã được hoàn thành vào giữa năm ngoái. 300 bản đầu tiên đã được in với sự tài trợ của Ngân hàng Trung Quốc (Thái Lan) để đào tạo giáo viên tại các trường khiếm thị ở Thái Lan.

"Trước khi xuất bản sách giáo khoa chữ nổi tiếng Trung ở Thái Lan, mọi người thường sử dụng chữ nổi tiếng Anh để ký hiệu các ký tự tiếng Trung, nhưng cách phát âm thường không chuẩn", bà Nantaporn cho biết.

Bên cạnh đó, theo bà Nantaporn, sách giáo khoa mới không chỉ sử dụng hệ thống chữ nổi Braille để phát âm chính xác hơn mà còn bổ sung thêm thanh điệu tiếng Trung và cung cấp khả năng so sánh chữ nổi tiếng Trung và tiếng Thái, thuận tiện hơn nhiều so với việc học tiếng Trung trước đây.

Chủ tịch Quỹ Phát triển và Xúc tiến Chữ nổi Quốc gia Thái Lan thông tin, năm 2024, Hiệp hội Người mù Thái Lan có kế hoạch in thêm 200 cuốn sách giáo khoa khác và quảng bá chúng tới nhiều trường học ở Thái Lan dành cho học sinh khiếm thị.

Năm 1824, một sinh viên tên Louis Braille đã cho ra đời bảng chữ đầu tiên có thể đọc được mà không cần phải nhìn, mang tới hi vọng về con chữ cho hàng trăm ngàn người khiếm thị tại Pháp, nơi ông sinh sống.

Chỉ với 6 chấm tròn được đục nổi trên mặt giấy, chữ Braille có thể biểu thị gần như tất cả mọi ngôn ngữ trên thế giới.

Nguồn: China Daily
Bình luận của bạn

Bình luận