Lý Công Uẩn: Từ cậu bé không cha tinh nghịch trở thành Hoàng đế

PV
17:20 - 01/07/2022
Công dân & Khuyến học trên

Lý Thái Tổ tên húy là Lý Công Uẩn (974 - 1028), là vị Hoàng đế đầu tiên của nhà Hậu Lý trong lịch sử Việt Nam, trị vì 20 năm, từ năm 1009 đến khi qua đời năm 1028.

Nhiều sử sách đã ghi lại cuộc đời Lý Công Uẩn, nhưng đều nhuốm màu huyền bí. Sách Đại Việt sử ký toàn thư ghi: "Vua họ Lý, húy Công Uẩn, người châu Cổ Pháp, Bắc Ninh. Người mẹ họ Phạm đi chơi chùa Tiêu Sơn cùng với người thân, sau đó về có chửa, sinh Vua vào ngày 12 tháng 2 năm Giáp Tuất, niên hiệu Thái Bình năm thứ năm (947), thời Đinh".

Sách Việt sử thông giám cương mục viết: "Mẹ ngài là Phạm Thị, đi chùa Tiêu Sơn, gặp thần nhân giao cấu, do đấy có thai, sinh ngài năm giáp Tuất, Thái Bình thứ năm (947), thời Đinh". Hiện vẫn còn câu đối bằng chữ Hán khắc trên cột nhà bia ở Chùa Tiêu (Bắc Ninh) "Lý gia linh tích tồn bi kỷ/Tiêu Lĩnh danh kha đắc sử truyền", nghĩa là "Dấu thiêng nhà Lý còn bia tạc/Danh thắng non tiên có sử truyền".

Cũng tại chùa Tiêu Sơn, cuối thế kỷ XX, các nhà sử học đã tìm thấy tấm bia "Lý gia linh thạch", ghi rõ bà mẹ của Lý Công Uẩn tên thật là Phạm Thị Ngà. Bà là người làng Hoa Lâm, làm thủ hộ của nhà chùa, chuyên quét sân, làm vườn và lo nhang đèn...

Lý Công Uẩn: Từ cậu bé không cha tinh nghịch trở thành Hoàng đế - Ảnh 1.

Tiêu Sơn cổ tự - Dấu ấn văn hoá đặc sắc. Ảnh: baotintuc.vn

Sự ra đời của Lý Công Uẩn cũng nhuốm màu kì bí: "... một đêm, trời trong sáng lạ thường, có mây ngũ sắc xuất hiện, vị sư trụ trì ở chùa Ứng Tâm đã được báo mộng là ngày mai phải đón vua. Nhưng sáng sớm hôm sau chỉ thấy người đàn bà Phạm Thị Ngà đang xin tạm ở chùa sinh được một người con trai khôi ngô, trong lòng bàn tay có bốn chữ "sơn-hà-xã-tắc" đỏ như son".

Lên ba tuổi, Lý Công Uẩn được mẹ gửi gắm cho nhà sư Lý Khánh Văn ở chùa Cổ Pháp, Khánh Văn nuôi làm con nuôi, đặt tên là Lý Công Uẩn.

Công Uẩn khôi ngô, rắn rỏi và rất thông minh nên được sư Khánh Văn hết lòng chăm sóc, dạy bảo. Mới sáu, bảy tuổi, Công Uẩn đã thông thuộc kinh sử nhưng rất tinh nghịch.

Một trong những việc lớn đầu tiên Hoàng đế Lý Thái Tổ thực hiện là dởi đô từ Hoa Lư, Ninh Bình về thành Đại La, đổi tên là thành Thăng Long, mở ra thời kỳ phát triển rực rỡ cho đất nước.

Giai thoại kể rằng: Một hôm sư Khánh Văn sai Công Uẩn mang oản lên bệ thờ Hộ pháp, cậu bé đã khoét ruột oản ăn trước. Đêm đến, Hộ pháp báo mộng mách sư.

Đến hôm sau, Khánh Văn trách mắng Công Uẩn. Cậu bé ức lắm, viết vào sau lưng tượng mấy chữ "Đày ba ngàn dặm". Đêm hôm đó, sư lại mộng thấy Hộ pháp đến chào từ biệt: "Hoàng đế đày tôi đi xa, xin có lời chào ông". Sáng hôm sau, sư lên xem pho tượng Hộ pháp, quả thấy mấy chữ "Đày ba ngàn dặm" ở sau lưng.

Sư bèn sai chú tiểu lấy nước rửa bỏ mấy chữ ấy mà rửa mãi không sạch. Đến lúc bảo Công Uẩn làm thì cậu bé chỉ xoa xoa mấy cái là sạch ngay. Sư hết sức kinh ngạc. Nhân thấy Công Uẩn đã hơi lớn, lại nghịch ngợm quá, Khánh Văn liền gửi Công Uẩn sang học với sư Vạn Hạnh bên chùa Lục Tổ.

Sách Thiên Nam ngữ lục cho biết, năm 20 tuổi, Lý Công Uẩn được Vạn Hạnh tiến cử vào triều, làm võ tướng dưới thời Tiền Lê, giữ chức Điện Tiền quân và giữ chức Tứ Sương quân Phó Chỉ huy sứ đời Lê Ngọa Triều (1005- 1009).

Như vậy, thời gian Công Uẩn chịu sự giáo dưỡng của Thiền sư Vạn Hạnh kéo dài khoảng 12 đến 13 năm. Hơn 10 năm tu tâm dưỡng tính, học tập dưới mái nhà Phật và được Thiền sư Vạn Hạnh rèn cặp, Lý Công Uẩn trở thành một người có học vấn uyên thâm, trí tuệ hơn người, có lòng yêu nước sâu sắc.

Lý Công Uẩn: Từ cậu bé không cha tinh nghịch trở thành Hoàng đế - Ảnh 3.

Lý Thái Tổ dùng nhân đức trị quốc. Ảnh: Trí Thức VN

Thiền sư Vạn Hạnh, người cha tinh thần, người thầy giáo và người chỉ đường đi tới ngai vàng cho Lý Công Uẩn sinh vào khoảng năm (938-939), ở châu Cổ Pháp (tương đương với huyện Từ Sơn và Tiên Du ngày nay). Ông cùng với Đào Can Mộc - một võ tướng thời đó đã phò tá Lý Công Uẩn lên ngôi, lập nên Vương triều Lý.

Thời Tiền Lê, Phật giáo giữ vai trò quan trọng trong đời sống xã hội. Nhiều vị cao tăng được mến mộ, trọng đãi. Lực lượng quân đội do Đào Cam Mộc lãnh đạo và Phật giáo mà Vạn Hạnh là một thiền sư tiêu biểu là hai lực lượng chính phù trợ cho nhà Lê. Tuy nhiên, thời Lê Ngọa Triều, nhà vua duy trì những chính sách tàn ác khiến lòng dân oán thán, mất đi sự ủng hộ của Phật giáo và quân đội.

Giai thoại và sử còn ghi, trước khi Lý Công Uẩn lên ngôi, trong thiên hạ xuất hiện nhiều điềm lạ. Thôn Diên Uẩn, châu Cổ Pháp có cây gạo bị sét đánh, người hương ấy xem kỹ dấu vết sét đánh có chữ "Thụ căn diểu diểu/Mộc biểu thanh thanh/Hòa đao mộc lạc/Thập bát tử thành/Đông a nhập địa/Mộc dị tái sinh/Chấn cung kiếm nhật/Đoài cung ẩn tinh/Lục thất niên gian/Thiên hạ thái bình".

Nghĩa là "Gốc cây thăm thẳm/Ngọn cây xanh xanh/Cây hòa đao rụng/Mười tám hạt thành/Cành đông xuống đất/Cây khác lại sinh/Đông mặt trời mọc/Tây sao náu hình/Khoảng sáu bảy năm/Thiên hạ thái bình". Ở hương Cổ Pháp xuất hiện một con chó trắng lưng có chữ "thiên tử" lông đen. Cây đa chùa Song Lâm có vết sâu ăn hình chữ "Quốc".

Có người đem những điều đó hỏi thiền sư Vạn Hạnh thì được ông giải thích đó là điềm trời báo trước việc họ Lê mất, họ Lý nổi lên.

Đời sau cho rằng, những "điềm trời" ấy là do Thiền sư và những người ủng hộ Lý Công Uẩn lên ngôi bày ra để thu phục nhân tâm thiên hạ.

Lý Công Uẩn: Từ cậu bé không cha tinh nghịch trở thành Hoàng đế - Ảnh 4.

Lý Công Uẩn dời đô. Ảnh: phatgiao.org

Nhờ Thiền sư Vạn Hạnh, Tướng quân Đào Can Mộc và bá quan cùng ba quân phò tá, sau khi Lê Long Đĩnh (Lê Ngọa Triều) mất, Điện tiền Chỉ huy sứ Lý Công Uẩn lên ngôi, lập nên Vương triều Lý, tồn tại trong 216 năm (1009 – 1225), trải qua 9 đời vua, 

Một trong những việc lớn đầu tiên Hoàng đế Lý Thái Tổ thực hiện là cho dởi kinh đô từ Hoa Lư, Ninh Bình về thành Đại La, đổi tên là thành Thăng Long, mở ra thời kỳ phát triển rực rỡ cho đất nước.