Luật Khám bệnh, chữa bệnh (sửa đổi): Lấy người bệnh làm trung tâm

Nguyễn Năng Lực
00:55 - 14/06/2022
Công dân & Khuyến học trên

Luật Khám bệnh, chữa bệnh (sửa đổi) phải khắc phục được những bất cập của luật hiện hành, đem lại nhiều hơn lợi ích cho người dân, thể chế hóa hoạt động khám, chữa bênh theo hướng "Lấy người bệnh làm trung tâm".

 - Ảnh 1.

Thông tuyến tỉnh khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế - Ảnh: Báo Nhân Dân

Bên cạnh những thành tựu của ngành Y với những tấm gương thầy thuốc sáng ngời y đức,  người bệnh còn nhiều nỗi băn khoăn về thực trạng khám, chữa bệnh hiện nay.

Nhiều bà con có thói quen, hễ ốm đau, phải khám, chữa bệnh, nhất là phải nằm viện thì càng phải lo chuẩn bị chu đáo, ngoài viện phí, tiền thuốc men, thế nào cũng phải có "quà" cho bác sĩ, thậm chí cho y tá, hộ lý. Không đưa được "quà", bác sỹ không nhận là chưa yên tâm.

Đi khám bệnh, chữa bệnh, người bệnh lo ngay ngáy về nạn thầy thuốc kê đơn quá đắt tiền, kê cả những loại thuốc hoặc thực phẩm chức năng không cần thiết; bắt làm quá nhiều loại xét nghiệm, cốt thu nhiều tiền.

Khám chữa bệnh tại cơ sở y tế nhà nước cũng như ở cơ sở tư nhân, nhiều người không dám ho he, thắc mắc tại sao lại thế này, tại sao lại thế kia, nhỡ bác sỹ, y tá, hộ lý hay thầy lang mếch lòng thì lo lắng, ấm ức.

Gần đây, trái ngược với trạng thái tâm lý phổ biến nói trên, xuất hiện một loại người, hoặc cậy tiền, cậy quyền, hoặc lưu manh hổ báo coi giời bằng vung, hoạnh họe, thậm chí hành hung y, bác sỹ ngay tại cơ sở y tế.

Tất cả chỉ vì chưa hiểu biết pháp luật, hoặc cố tình nhờn luật.

Rất ít công dân Việt Nam, cả người bệnh và thậm chí nhân viên ngành y biết rằng, từ năm 2009, Nhà nước đã có Luật Khám bệnh, chữa bệnh, và luật ấy đã đi vào cuộc sống như thế nào, vận dụng luật ra sao để bảo đảm quyền lợi và nghĩa vụ của chính mình.

Luật Khám bệnh, chữa bệnh (sửa đổi): Lấy người bệnh làm trung tâm - Ảnh 2.

Hệ thống y tế sẵn sàng đáp ứng tình hình dịch Covid-19 cấp độ 4. Ảnh: Bộ y tế

Luật Khám bệnh, chữa bệnh 2009 ra đời đã tạo hành lang pháp lý quan trọng cho công tác quản lý Nhà nước trong lĩnh vực khám bệnh, chữa bệnh; góp phần chuẩn hóa chất lượng của hoạt động khám bệnh, chữa bệnh; tăng cường khả năng tiếp cận với dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh của người dân, bảo đảm người dân được khám bệnh, chữa bệnh tại cơ sở đủ điều kiện; từng bước nâng cao chất lượng cung cấp dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh, tạo hành lang pháp lý để y học Việt Nam tiếp cận các kỹ thuật mới, phương pháp mới, kỹ thuật y khoa tiên tiến…

 Bên cạnh những kết quả, thành tựu đạt được, sau hơn 11 năm triển khai thi hành Luật Khám bệnh, chữa bệnh 2009, đã nảy sinh một số vướng mắc, bất cập, những vấn đề nảy sinh trong thực tiễn chưa có cơ chế pháp lý để giải quyết. Do đó, để thể chế hóa quan điểm của Đảng, khắc phục những tồn tại, hạn chế của Luật Khám bệnh, chữa bệnh năm 2009 và giải quyết các vấn đề về thực tiễn phát sinh chưa có cơ sở pháp lý thì việc xây dựng dự án Luật Khám bệnh, chữa bệnh (sửa đổi) là hết sức cần thiết.

Theo Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, Luật sửa đổi phải khắc phục được những bất cập của luật hiện hành, đem lại nhiều hơn lợi ích cho người dân, thể chế hóa hoạt động khám, chữa bênh theo hướng "Lấy người bệnh làm trung tâm".

Dự thảo Luật khám bệnh, chữa bệnh (sửa đổi) gồm 10 chương và 102 điều, thêm 1 chương (chương IX) so với Luật Khám bệnh, chữa bệnh năm 2009.

Sau phiên thảo luận ở tổ chiều 26/5, tại kỳ họp thứ 3, Quốc hội khóa XV đã dành buổi sáng ngày 13/6 để thảo luận ở hội trường về dự án Luật Khám bệnh, chữa bệnh (sửa đổi). Vì đây là vấn đề thiết thực với người dân, nên các đại biểu đã sôi nổi phát biểu. Có 27 ý kiến thảo luận, hai ý kiến tranh luận của đại biểu khắp các vùng miền, từ đồng bằng đến miền núi, từ biên giới đến hải đảo, mong muốn góp phần xây dựng luật hoàn chỉnh nhất, đáp ứng nguyện vọng của người dân. Các ý kiến đại biểu đều thiết thực, có cơ sở thực tiễn, soi vào những điểm còn bất cập của Luật Khám bệnh, chữa bệnh 2009. Đại biểu đề nghị Ban soạn thảo dự thảo luật cần tiếp tục đầu tư để hoàn thiện các nội dung của dự án luật, đặc biệt là các quyền và lợi ích của người bệnh.

Dự thảo Luật Khám bệnh, chữa bệnh (sửa đổi) có gì mới, sẽ đem lại lợi ích cho người bệnh như thế nào?

Theo Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, Luật sửa đổi phải khắc phục được những bất cập của luật hiện hành, đem lại nhiều hơn lợi ích cho người dân, thể chế hóa hoạt động khám, chữa bênh theo hướng "Lấy người bệnh làm trung tâm".

Luật Khám bệnh, chữa bệnh (sửa đổi): Lấy người bệnh làm trung tâm - Ảnh 4.

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam giải trình tại phiên họp. Ảnh: Cổng thông tin điện tử Quốc hội

Luật Khám, chữa bệnh sẽ quy định liên quan đến Luật Bảo hiểm y tế, chi phí khám, chữa bệnh do Bảo hiểm y tế chi trả, chi phí liên quan đến y tế dự phòng do ngân sách bảo đảm. Cần xác định rõ hơn vấn đề ranh giới các căn bệnh suy dinh dưỡng hay việc truyền căn bệnh HIV từ mẹ sang con theo quy định của Tổ chức Y tế Thế giới và đặc biệt là tiếp thu xu thế của thế giới hiện nay để có chính sách phù hợp.

Trước đây, có phân định rất rõ giữa trạng thái người khỏe và người bị bệnh. Khi bị bệnh thì bảo hiểm y tế chi trả. Khi chưa bị bệnh thì bảo hiểm y tế không chi trả. Hiện nay các nước đang nghiên cứu rất kỹ về khoảng giữa trạng thái khỏe và bị bệnh. Nếu trong khoảng đó phát hiện bệnh và điều trị kịp thời thì không chỉ cứu sống người bệnh, mà chi phí của hệ thống bảo hiểm y tế sau này sẽ giảm đi. Ban soạn thảo sẽ tiếp tục nghiên cứu để làm rõ hơn vấn đề này nhằm bảo vệ sức khỏe, tính mạng của người dân tốt hơn, đồng thời sử dụng hiệu quả hơn ngân sách nhà nước và Quỹ Bảo hiểm y tế.

Làm rõ thêm mô hình y tế cơ sở, triển khai mô hình bác sĩ gia đình theo xu hướng tăng nhiều hơn để chăm sóc sức khỏe ban đầu, chăm sóc sức khỏe cơ bản và chuyên sâu cho nhân dân

Có giải pháp đột phá giải quyết vấn đề xã hội hóa, liên doanh, liên kết các bệnh viện công. Hiện nay cả nước mới có 318 bệnh viện tư thục, 38 nghìn phòng khám tư nhân, đáp ứng 5,16% tổng số gường bệnh. Đây là một tỷ lệ rất thấp, cần phải có các giải pháp để phát triển mạnh mẽ hơn, tạo điều kiện cho người dân được hưởng dịch vụ y tế tốt hơn, thuận lợi hơn.

Dự thảo luật sẽ được Quốc hội thông qua vào kì họp sau.


Nguồn: Tổng hợp
Bình luận của bạn

Bình luận