Lợi ích của việc nghe nhạc thư giãn trong học tập

12:56 - 04/12/2022
Công dân & Khuyến học trên

Nhiều bạn trẻ đều tỏ ra thích thú khi được "phỏng vấn" về tác dụng nghe nhạc khi học tập. Họ cho rằng, làm như vậy mới thực sự kích thích bộ não hoạt động hết công suất và mang lại hiệu quả học tập cao hơn.

Một cuộc khảo sát tại Mỹ đã cho kết quả thu thập khá bất ngờ khi phần lớn mọi người điều có chung sở thích vừa học vừa nghe nhạc. Minh chứng cho điều đó đã có 84% người vừa nghe nhạc, vừa học tập có kết quả điểm trung bình cao trên 3.2/4.0. Trong khi đó, chỉ có 78% người học trong im lặng đạt điểm trung bình khoảng 3.2/4.0.

Lợi ích của việc nghe nhạc thư giãn trong học tập - Ảnh 1.

"Riverside" của Agnes Obel, "Against the World" của Bob Seger và "God's Plan" của Drake là top 3 bài nhạc được lượt yêu thích nhiều nhất mà mọi người chia sẻ. Ảnh minh họa: IT

Ngoài ra, mọi người ước tính suy luận cho rằng tỷ lệ phần trăm này có thể tăng lên với các thế hệ lớp trẻ sau này. Tỷ lệ 58% người thích nghe nhạc khi học nằm ở độ tuổi thanh niên trẻ từ 18 – 25 tuổi, điều này cũng là hiển nhiên bởi độ tuổi này là độ tuổi phát triển mạnh và tư duy nhanh nhạy nhất của não bộ, ở độ tuổi 58 – 76 tuổi họ yêu thích sự yên tĩnh chiếm 42%.

Chưa một ai có thể xác thực 100% chắc chắn nghe nhạc lúc học giúp kết quả học tốt và đạt điểm trung bình cao hơn, nhưng có một điều chắc chắn mà nhiều nhà khoa học chứng minh được rằng khi nghe nhạc sẽ giúp xua tan đi mệt mỏi, âu lo, giảm stress rất hiệu quả.

Ngày nay, xu hướng nghe nhạc không còn trong phạm vi lớp học nữa mà đã lan rộng ra ngoài phạm vi công sở, trung bình cứ 3 người Mỹ thì có 2 người yêu thích việc vừa nghe nhạc vừa làm việc, lúc đó họ cảm thấy năng lượng làm việc rất tốt, hiệu quả giải quyết công việc mang lại cũng rất cao và họ càng mong muốn được làm việc nhiều hơn.

Với những bản nhạc cổ điển mang phong cách cổ, hoài niệm chiếm 31% người lựa chọn khi nghe nhạc, R&B chiếm 28% và những bản nhạc đồng quê, quê hương chiếm 28%, tùy vào sở thích gu âm nhạc của mỗi người sẽ mà có sự lựa chọn nhạc khác nhau.

Bên cạnh đó với những bản nhạc không lời đơn giản như những giai điệu của tiếng đàn, tiếng sáo, những âm thanh trong tự nhiên như tiếng chim hót và cả podcast điều là những âm thanh êm tai, dễ chịu khi nghe lúc học hay làm việc.

Nghiên cứu khoa học đã chỉ ra rằng việc chơi nhạc cụ hay tận hưởng nghe nhạc có khả năng kích thích trí não, đem lại những ảnh hưởng tốt, giúp não phản xạ tốt hơn, giải phóng Dopamin – chất dẫn truyền thần kinh hay còn được biết là chất xúc tác hạnh phúc, giúp cải thiện tâm trạng và duy trì sự tập trung.

Âm nhạc cũng được xem như một chất kích thích của não bộ, nó có khả năng kích hoạt cả bán cầu trái và bán cầu phải của não chúng ta. Các nghiên cứu cũng cho thấy rằng, học nhạc làm tăng kết quả học tập và chỉ số IQ ở trẻ. Kết quả chỉ ra ở những đứa trẻ được tiếp xúc với âm nhạc trong thời gian chỉ 36 tuần đã gia tăng đáng kể chỉ số IQ cũng như kết quả kiểm tra học tập tốt hơn so với những đứa trẻ còn lại.

Chính vì vậy một số người khuyến nghị nên đưa âm nhạc vào trong lớp học để kích thích sự ham muốn học ở học sinh. Nghe nhạc trong khi học thực sự là một công cụ hỗ trợ học cực kỳ hữu ích với đa số học sinh trong việc cải thiện khả năng tập trung và khả năng ghi nhớ của não bộ. Chúng ta nên khuyến khích các học sinh khám phá nhiều thể loại âm nhạc khác nhau cùng các âm thanh khác trong đời sống tự nhiên để khám phá những điều hay, ý nghĩa trong từng lời hát, từng âm hưởng nhạc cụ, để chọn ra cho bản thân thứ âm nhạc phù hợp nhất hỗ trợ tốt nhất cho bản thân trong tư duy học tập.

Âm nhạc là một món quà mà con người đã tạo ra cho bộ não, hãy thường xuyên nghe nhạc để tận hưởng những giai điệu của cuộc sống.

Nguồn: Tổng hợp