Công dân khuyến học

Lịch trình hướng đi các khối diễu binh, diễu hành kỷ niệm 50 năm Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước

Lịch trình hướng đi các khối diễu binh, diễu hành kỷ niệm 50 năm Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước

07:00 - 24/04/2025
Công dân & Khuyến học trên

Ngày 30/4, Lễ diễu binh, diễu hành cấp quốc gia kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước chính thức diễn ra từ 6 giờ 30 phút sáng.

Lịch trình lễ diễu binh, diễu hành kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước - Ảnh 1.

Đã có khoảng 3.200 cán bộ, chiến sĩ di chuyển bằng tàu hỏa vào miền Nam tham gia lễ diễu binh, diễu hành. Ảnh: VNE

Ngày 30/4, lễ diễu binh, diễu hành cấp quốc gia kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2025) diễn ra quy mô, hoành tráng trước đông đảo quần chúng nhân dân miền Nam, quân và dân cả nước, bạn bè quốc tế và được truyền hình trực tiếp trên sóng truyền hình toàn quốc. 

Lễ diễu binh, diễu hành chính thức diễn ra bắt đầu vào 6 giờ 30 phút ngày 30/4/2025 có 48 khối diễu binh, diễu hành, với khoảng 13.000 người tham gia cùng thời điểm với lễ kỉ niệm. Trong lễ kỷ niệm sẽ tổ chức bắn 21 loạt đại bác trên nền Quốc thiều nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Chi tiết các hướng đi khối diễn binh, diễu hành

Sau khi đi qua Hội trường Thống Nhất, lực lượng diễu binh, diễu hành chia làm 4 hướng và di chuyển về điểm tập kết. Các tuyến đường đoàn đi qua đều có màn hình LED cỡ lớn giúp người dân dễ dàng theo dõi.

Bắt đầu từ 6 giờ 30 phút ngày 30/4, các lực lượng sẽ xuất phát từ phía giao lộ đường Lê Duẩn - Nguyễn Bỉnh Khiêm, di chuyển qua lễ đài chính phía trước Hội trường Thống Nhất. Kết thúc lịch trình này, các lực lượng sẽ chia ra 4 hướng di chuyển về điểm tập kết.

Ngoài việc theo dõi trực tiếp trên đường, người dân dự lễ kỷ niệm tại khu vực trung tâm có thể theo dõi diễu binh, diễu hành qua 20 màn hình lớn.

Bên cạnh đó, người dân có thể theo dõi lễ kỷ niệm, diễu binh, diễu hành trên các sóng truyền hình, các nền tảng mạng xã hội.

Hướng 1: Sau khi qua Hội trường Thống Nhất, các lực lượng di chuyển theo lộ trình đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa - Lê Lợi - Nguyễn Thị Nghĩa - Ngã 6 Phù Đổng Thiên Vương - Cách Mạng Tháng 8. Các lực lượng tại hướng này sẽ tập kết ở Công viên Tao Đàn.

Hướng 2: Sau khi qua Hội trường Thống Nhất, các lực lượng di chuyển theo hướng Nam Kỳ Khởi Nghĩa - Lê Thánh Tôn - Nguyễn Huệ - Vòng xoay Mê Linh. Các lực lượng ở hướng này tập kết tại Bến Bạch Đằng.

Hướng 3: Sau khi qua Hội trường Thống Nhất, các lực lượng di chuyển theo lộ trình đường Lê Duẩn - Nam Kỳ Khởi Nghĩa - Nguyễn Đình Chiểu - Đinh Tiên Hoàng. Các lực lượng ở hướng này tập kết tại Sân vận động Hoa Lư.

Hướng 4: Sau khi qua Hội trường Thống Nhất, các lực lượng di chuyển theo lộ trình đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa - Hai Bà Trưng. Các lực lượng ở hướng này tập kết tại Công viên Lê Văn Tám.

Cùng lúc đó sẽ có không quân bay chào mừng (dự kiến 13 máy bay trực thăng; 9 máy bay Yak-130; 7 máy bay Su-30MK2); diễu hành của xe mô hình Quốc huy - khối cờ Đảng, cờ Tổ quốc - xe rước chân dung Chủ tịch Hồ Chí Minh - xe mô hình biểu tượng 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam; diễu binh các khối quân đội, dân quân tự vệ; diễu binh các khối công an; diễu hành các khối quần chúng.

Lịch trình lễ diễu binh, diễu hành kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước - Ảnh 2.

Lữ đoàn Pháo binh 96 (Binh chủng pháo binh) đã hành quân triển khai trận địa pháo về Công viên Bến Bạch Đằng (Quận 1) cử 233 cán bộ, chiến sĩ tham gia tập luyện chuẩn bị cho buổi lễ. Ảnh: VGP

Lễ kỷ niệm cấp quốc gia do Ban Chấp hành Trung ương Đảng - Quốc hội - Chủ tịch nước - Chính phủ - Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam và Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức, diễn ra từ 6 giờ 30 ngày 30-4.

Chương trình được truyền hình trực tiếp trên VTV1, HTV và các Đài Phát thanh - Truyền hình địa phương.

Địa điểm tổ chức tại tuyến đường Lê Duẩn, quận 1 và một số tuyến đường trung tâm Thành phố Hồ Chí Minh.

Chương trình Lễ kỷ niệm gồm: Chương trình nghệ thuật, Nghi lễ Chào cờ, Diễn văn của lãnh đạo Đảng, Nhà nước; phát biểu của đại diện Cựu chiến binh, đại diện thế hệ trẻ Việt Nam; chương trình diễu binh - diễu hành và thả chim bồ câu.

Bên cạnh đó, còn có các hoạt động kỷ niệm trọng tâm do Thành phố Hồ Chí Minh chỉ đạo thực hiện gồm: lễ dâng hương, dâng hoa tưởng niệm các Anh hùng liệt sĩ vào 8 giờ ngày 29-4, tại Nghĩa trang Liệt sĩ Thành phố Hồ Chí Minh, Nghĩa trang Lạc Cảnh, Đền Tưởng niệm liệt sĩ Bến Dược, Nghĩa trang Liệt sĩ huyện Củ Chi, Nghĩa trang Chính sách Thành phố Hồ Chí Minh (huyện Củ Chi), Di tích lịch sử cấp quốc gia Ngã Ba Giồng (huyện Hóc Môn).

Lễ dâng hương, dâng hoa tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh và Chủ tịch Tôn Đức Thắng.

Thành phố Hồ Chí Minh cũng tổ chức các hoạt động tri ân các gia đình liệt sĩ, người có công với nước, cựu chiến binh, cựu thanh niên xung phong và các lực lượng tham gia cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Mùa Xuân năm 1975.

Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức phát động phong trào thi đua yêu nước các cấp, các ngành; Hội thảo thành phố về thành tựu 50 năm xây dựng, bảo vệ và phát triển Thành phố Hồ Chí Minh; chuỗi hoạt động tổng kết 50 năm văn học, nghệ thuật Thành phố Hồ Chí Minh sau ngày thống nhất đất nước; bắn pháo hoa vào tối 30/4.

Thành phố Hồ Chí Minh bố trí 21 màn hình LED để người dân xem diễu binh. Quận 1 có 13 màn hình đặt ở các khu vực: đối diện chợ Bến Thành; số 44, 52, 115 đường Nguyễn Huệ; 120-122 Lê Lợi, 63-65-67 Trần Hưng Đạo; 25-27 Tôn Đức Thắng, số 2 Nguyễn Trãi; 121 Nguyễn Bình Khiêm; số 1 Phạm Viết Chánh; 11-11Bis Nguyễn Thị Minh Khai; 78 Lê Lai. 

Quận 3 có 4 vị trí, gồm: góc Pasteur - Võ Thị Sáu, vòng xoay công trường Quốc Tế (Hồ con Rùa), 245 Điện Biên Phủ, số 11-11A Phạm Ngọc Thạch; quận 4 có hai vị trí là cầu Khánh Hội (góc Bến Vân Đồn - Cầu Khánh Hội); quận 10 là màn hình ở vòng xoay Lý Thái Tổ - số 2 Ngô Gia Tự; quận Phú Nhuận màn hình ở nút giao Nguyễn Văn Trỗi - Hoàng Văn Thụ.

Bình luận của bạn

Bình luận

icon icon