Làng tranh Đông Hồ bây giờ
Trước Tết Quý Mão, các nghệ nhân làng tranh Đông Hồ tất bật hơn cho sản phẩm đặc biệt: Tranh Tết với "màu dân tộc sáng bừng trên giấy điệp...".
Tranh Đông Hồ là dòng tranh in từ ván khắc gỗ, do người dân làng Đông Hồ (Thuận Thành, Bắc Ninh) sáng tạo, sản xuất và phát triển thành làng nghề. Sản phẩm tranh trên giấy dó mỗi dịp Tết đến để trang trí nhà cửa đón Xuân đã trở thành nét văn hoá truyền thống khó phai mờ trong kí ức người dân đồng bằng Bắc Bộ.
Tranh Đông Hồ thể hiện sinh động xã hội nông nghiệp Việt cổ truyền, cuộc sống lao động của người nông dân bình dị, chất phác, phong tục, tập quán, sinh hoạt của người dân Việt. Cuộc sống sung túc, no đủ, bình yên ấm áp trong tranh Đông Hồ là mơ ước của người Việt trước thềm năm mới.
Giấy in tranh Đông Hồ là loại giấy dó truyền thống, có quét điệp và màu sử dụng in tranh được chế từ nguồn gốc tự nhiên, như màu vàng của hoa hòe, màu đỏ của hoa hiên, màu trắng từ bột vỏ sò, điệp và màu đen của than lá tre..., tạo ra mỹ cảm dung dị, độc đáo.
Không gian đậm chất văn hoá cổ truyền của gia đình các nghệ nhân làm tranh Đông Hồ, đồng thời là nơi khách du lịch có thể tham quan quá trình in tranh. Ảnh: TTH
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.
Đăng nhập để tham gia bình luận
Đăng nhập với
Facebook Google