Khởi tranh giải đua ô tô địa hình lớn nhất tại Làng Văn hóa các Dân tộc Việt Nam

Thế Vinh
06:00 - 04/11/2022
Công dân & Khuyến học trên

Ngày 4/11 sẽ chính thức khởi tranh giải đua ô tô địa hình khốc liệt nhất, lớn nhất và được đông đảo người hâm mộ theo dõi nhất - PVOIL VOC 2022 - diễn ra tại Làng Văn hóa các Dân tộc Việt Nam. 100 đội với 200 tay đua tranh tài ở 13 đường thi liên tục trong 3 ngày.

Lịch trình giải đua và sơ đồ bố trí đường đua ô tô địa hình

PVOIL VOC 2022 có tổng cộng 12 đường đua, trong đó sẽ có một số đường đua ở mùa giải năm ngoái được nhập vào với nhau, không có đường đua số 4, thêm mới các đường đua 11-13, các đường đua được giữ nguyên bao gồm dốc tử thần, tường bê tông và suối cạn.

Khởi tranh giải đua ô tô địa hình lớn nhất tại Làng Văn hóa các Dân tộc Việt Nam - Ảnh 1.

Lịch trình giải đua.

Khởi tranh giải đua ô tô địa hình lớn nhất tại Làng Văn hóa các Dân tộc Việt Nam - Ảnh 2.

Sơ đồ bố trí đường đua tại Làng Văn hóa các Dân tộc Việt Nam, Đồng Mô, Hà Nội.

Theo ông Ngô Việt Hưng, Trưởng Ban thiết kế và thi công đường đua, năm nay các đường thi được nghiên cứu dựa trên 6 yếu tố: An toàn cho khán giả, ban tổ chức và tay đua; Tăng tốc độ nhằm hấp dẫn tay đua và khán giả; Kéo dài đường đua, gộp đường đua, tăng thời gian đua mà vẫn đảm bảo thời gian, tiến độ tổ chức sự kiện; Tăng nhiều yếu tố mới và giữ lại một số nét mang tính truyền thống kế thừa các yếu tố hấp dẫn như mọi năm của giải; Độ dễ khó của các đường đua phù hợp với các hạng thi đấu; Chọn những vị trí, hướng thích hợp để nhiều khán giả có thể theo dõi, cổ vũ.

Khởi tranh giải đua ô tô địa hình lớn nhất tại Làng Văn hóa các Dân tộc Việt Nam - Ảnh 3.

Vượt dốc. Ảnh: Lương Dũng

Sơ đồ các đường đua ô tô địa hình

Đường đua số 1 - Ảnh 1.

Đường đua số 1-2: Với tiêu chí tăng thêm chiều dài đường đua, tốc độ và sự hấp dẫn. Năm nay ban thiết kế đã mạnh dạn di dời đường đua bò ra khu vực khác và thay vào đó là gộp cả hai khu vực để thiết kế thành một đường đua đôi. Quãng đường được tăng lên gần 1km cho mỗi đường, năm nay tất cả bốn hạng đều thi đường này và đường được sử dụng hệ thống chấm điểm tự động. Điều này đồng nghĩa với việc trong suốt ba ngày thi đấu, đây là khu vực sôi động nhất
bởi luôn có hai xe đang tranh tài.

Đường đua số 1 - Ảnh 2.

Đường đua số 3: Đường này có địa hình đa dạng như vượt qua thung lũng, đồi đất và đường đá, mang đến cho các tay đua ở các hạng cảm giác của một đường đua Rally hỗn hợp các loại bề mặt trong cùng một đường đua. Đường đua năm nay được kết hợp từ hai đường, gồm đường 3 và đường 4 của năm 2021.

Đường đua số 1 - Ảnh 3.

Đường đua số 5: Đây là một trong hai đường đua có độ khó cao nhất của giải, các xe đua sẽ phải đi xuống một đường dốc cao xuống hố bùn dài sau đó quay đầu ở một hố chữ V với độ sâu 2,5m và vuông 90 độ. Để về được đích các tay đua sẽ phải vượt qua các hố nghiêng, hố bùn dài và một dốc đứng. Đường đua thiết kế dành cho 2 hạng. Hạng Nâng cao sẽ chạy ở trên cung đường dài hơn, nhưng mức độ khó khăn thấp hơn Hạng Mở rộng.

Đường đua số 1 - Ảnh 4.

Đường đua số 6: Như nhiều năm trở lại đây, đường 6 cũng là bài thử thách có độ khó nhất giải khi tay đua xuất phát vượt qua chướng ngại vật là một bức tường bê tông cao khoảng 2m, sau đó vượt qua các hố sâu trước khi quay trở về đích. Bài này được thiết kế dành riêng cho Hạng Mở Rộng.
Năm nay có thay đổi chướng ngại vật, còn các hố và các mô đất được giữ nguyên.

Đường đua số 1 - Ảnh 5.

Đường đua số 7: Đường đua được thiết kế trên nền bề mặt phẳng cho ba hạng Cơ bản, Bán tải Việt Nam và Nâng cao. Đường đua này yêu cầu các tay đua cần có kỹ năng di chuyển nhanh và khéo léo trên đường hẹp tương tự như các kỹ thuật đua Gymkhana. Đường đua này được chấm điểm bằng hệ thống Lazer tự động ghi thời gian.

Đường đua số 1 - Ảnh 6.

Đường đua số 8: Đây là một bài thi mới, mô phỏng lại tương tự nền đường của đường "Đua Bò" trước đây. Bài thi được kết nối với nhau bởi hai hình Elip tạo ra hình dạng như số 8. Bề mặt đường sẽ được hạ thấp xuống khoảng 50cm và đổ nước để tạo ra bề mặt lầy lội.

Đường đua số 1 - Ảnh 7.

Đường đua số 9: Đường 9 năm nay sẽ được kết hợp kỹ năng của hai đường của năm 2021 đó là đường 8 Vượt Dốc Nghiêng và Đường 9 điều khiển xe qua cầu gỗ. Sự kết hợp này tạo ra một đường đua có rất nhiều chướng ngại vật, vì thế hấp dẫn người xem.

Đường đua số 1 - Ảnh 8.

Đường đua số 10: Đây là một trong những đường đua làm nên thương hiệu của giải PVOil VOC với cung đường đua được thiết kế đi dưới lòng suối cạn. Các tay đua phải di chuyển dưới lòng suối lầy lội sau đó di chuyển vòng qua bụi cây và quay trở lại dưới lòng suối. Đã ba năm kể từ khi có đường thi này, chưa tay đua nào vượt qua. Vì vậy, bài thi này năm nay được giữ nguyên như các năm trước. Đường này chỉ dành cho hạng Mở rộng.

Đường đua số 1 - Ảnh 9.

Đường đua số 11: Mùa giải năm này đường 11 được thiết kế ở vị trí hoàn toàn mới. Các tay đua sẽ có một trải nghiệm hấp dẫn khi đi xuyên qua một rừng cây rậm và phải cắt qua một dòng suối cạn. Bài thi này dành riêng cho hạng Nâng cao.

Đường đua số 1 - Ảnh 10.

Đường đua số 12: Đường 12 là một bài thi mới dành cho hạng Mở rộng. Ngay từ điểm xuất phát, các tay đua đã phải tời xe lên một vách đất rất cao. Sau đó di chuyển xuyên một cánh rừng và vượt qua một số địa hình hiểm trở trước khi quay trở lại đỉnh đồi. Từ vị trí này, một trong số hai tay đua sẽ phải tụt xuống dốc và bấm giờ.
Đội đua không cần phải đưa xe về vị trí xuất phát.

Đường đua số 1 - Ảnh 11.

Đường đua số 13: Đây là một đường mới dành cho 2 hạng Mở rộng và Nâng cao. Ở bài thi này các tay đua phải di chuyển từ trên đồi xuống một bãi đất bùn. Ở bài này đường thi không căng dây mà chỉ ngăn hạn chế những khu vực không được đi, vì vậy các tay đua thoả sức sáng tạo tìm ra đường riêng cho đội của mình.

Đường đua số 1 - Ảnh 12.

Khu vực bố trí các đường thi mở rộng hơn gấp đôi trước đây. Việc tăng thêm các đường 11, 12 và 13, gộp các đường 1 và 2 trước đây lại thành đua đôi, gộp đường 8 và 9 lại, chuyển bài đua bò ra vị trí mới.

 

Bình luận của bạn

Bình luận