[Infographic] Quy định về bản tin dự báo, cảnh báo bão ở nước ta

Minh Châu
13:17 - 31/08/2023
Công dân & Khuyến học trên

Hằng năm, nước ta phải hứng chịu mùa mưa bão kéo dài từ tháng 5 đến tháng 12, với những cơn bão hình thành từ Biển Đông di chuyển và gây ảnh hưởng trực tiếp đến đất liền, nhất là các tỉnh ven biển. Dưới đây là quy định về bản tin dự báo, cảnh báo bão ở nước ta.

Quy luật chung của bão và áp thấp nhiệt đới ảnh hưởng tới Việt Nam

Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia cho biết: Theo số liệu thống kê nhiều năm thì trung bình hàng năm có khoảng 5-6 cơn bão và 2-3 áp thấp nhiệt đới ảnh hư­ởng đến Việt Nam. Mùa bão bắt đầu từ tháng 6 và kết thúc vào cuối tháng 11 và nửa đầu tháng 12. Bão thường tập trung nhiều nhất trong các tháng 8, 9, và 10.

Hướng di chuyển trung bình của bão cũng khác nhau theo mùa. 

Thời kỳ nửa đầu mùa bão, quỹ đạo bão có hướng Tây Bắc, Bắc và Đông Bắc, thư­ờng đổ bộ vào Đông Nam Trung quốc, Nhật Bản. Thời kỳ sau quỹ đạo thiên h­ướng Tây về phía Việt Nam. Trung bình, từ tháng 1-5, bão ít có khả năng ảnh hưởng đến Việt Nam. Từ tháng 6- 8, bão có nhiều khả năng ảnh hưởng đến Bắc Bộ. Từ tháng 9-11, bão có nhiều khả năng ảnh hưởng đến Trung Bộ và Nam Bộ.

Ở nửa đầu mùa bão, quỹ đạo của bão ít phức tạp, và ngược lại, bão thường di chuyển phức tạp trong nửa cuối mùa bão. Quỹ đạo của bão trong Biển Đông có thể được chia thành 5 dạng chính: ổn định, phức tạp, parabol, suy yếu trên biển và mạnh lên gần bờ. Trong số đó, dạng phức tạp và mạnh lên gần bờ là khó dự báo nhất. Hơn nữa, khu vực Biển Đông chịu sự chi phối của nhiều hệ thống thời tiết khác nhau nên càng làm cho việc dự báo phức tạp hơn.

Tuy vậy, các đặc điểm trên  là những tính chất trung bình đặc trưng nhất của bão. Trong mỗi năm cụ thể, sự xuất hiện và tính chất quỹ đạo bão có thể khác nhiều so với các giá trị trung bình này.

Quy định về bản tin dự báo, cảnh báo bão ở nước ta

[Infographic] Quy định về bản tin dự báo, cảnh báo bão ở nước ta - Ảnh 1.

Quy định về bản tin dự báo, cảnh báo bão ở nước ta