Hậu duệ nhà Nguyễn gửi văn bản phản đối đấu giá ấn Hoàng đế chi bảo - Ảnh 1.

Mặt trước của Hoàng đế chi bảo.

Trong văn bản này, Hội đồng Nguyễn Phúc tộc Việt Nam khẳng định Việt Nam với tư cách là một quốc gia thành viên đã ký Công ước UNESCO vào năm 1970 nhằm tăng cường cuộc chiến chống buôn bán các hiện vật văn hóa từ năm 2005. 

Hội đồng Nguyễn Phúc tộc Việt Nam - hậu duệ của các vua chúa triều Nguyễn - là tổ chức kế thừa chính thức những nghĩa vụ của vương triều Nguyễn. Chiếc ấn Hoàng đế chi bảo là quốc bảo truyền từ đời vua này sang đời vua khác của triều Nguyễn từ 200 năm nay, được ghi vào sử sách của triều Nguyễn.

Hậu duệ nhà Nguyễn gửi văn bản phản đối đấu giá ấn Hoàng đế chi bảo - Ảnh 2.

Mặt trên của Hoàng đế chi bảo.

Văn bản gửi hãng đấu giá Millon của Nguyễn Phúc tộc nêu rõ: "Chúng tôi rất ngạc nhiên khi bảo vật quốc gia Việt Nam được rao bán như những thỏi vàng một cách rất thông thường... Chúng tôi đang nghiên cứu về quyền pháp lý và cách thức mà vị vua cuối cùng của Việt Nam, đức vua Bảo Đại "được cho là" đã chuyển nhượng quyền thừa kế, trong khi chiếc ấn Hoàng đế chi bảo và chiếc bát vàng là hai vật quốc bảo. Với giá ước lượng mà ông đã đề ra, theo chúng tôi, bản thân đức vua Bảo Đại đủ trí tuệ để hiểu rằng ngài không được phép tiếm quyền chuyển nhượng, dù nhà tổ chức đấu giá Millon có trình ra giấy thừa kế đến từ bất cứ công chứng viên nào".

Trước đó, hãng Millon dự kiến tổ chức đấu giá 2 cổ vật nêu trên vào 11 giờ trưa 31/10/2022 (giờ Paris). Nhà đấu giá Millon của Pháp chào bán ấn vàng của vua Minh Mạng với mức 2-3 triệu euro (48-72 tỉ đồng).