GS.TS. Phạm Tất Dong: Hiểu đúng về sự nghiệp khuyến học, khuyến tài trong kỷ nguyên số

img

Lời Tòa soạn: 

Những năm gần đây, nhờ sự quan tâm, chỉ đạo của Đảng và Nhà nước, sự tích cực của Hội Khuyến học từ Trung ương tới địa phương, hoạt động khuyến học, khuyến tài đã và đang diễn ra sôi nổi trên toàn quốc. Có thể nói, chưa bao giờ, thuật ngữ "khuyến học, khuyến tài" lại phổ biến như hiện nay. Và cũng chưa bao giờ, hoạt động khuyến học, khuyến tài lại được xã hội quan tâm, hưởng ứng nhiều đến thế. Có một thực tế rằng, nếu nói tới khuyến học, khuyến tài thì hầu như ai cũng biết, nhưng để hiểu rõ đó là gì, có những hoạt động thế nào thì nhiều người chưa phải đã biết cụ thể. 

Để giúp bạn đọc hiểu đúng và có cái nhìn toàn diện về khuyến học, khuyến tài, Tạp chí điện tử Công dân và Khuyến học đã có cuộc trao đổi với Giáo sư, Tiến sĩ Phạm Tất Dong - nguyên Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hội Khuyến học Việt Nam, nay là Cố vấn của Hội Khuyến học Việt Nam.

GS.TS. Phạm Tất Dong: Hiểu đúng về sự nghiệp khuyến học, khuyến tài trong kỷ nguyên số - Ảnh 1.

Giáo sư, Tiến sĩ Phạm Tất Dong tại buổi Gặp mặt nhân “Ngày Khuyến học Việt Nam” và phát động “Giải thưởng Nhân tài Đất Việt” năm 2023.

Hiểu đúng về khuyến học, khuyến tài trong kỷ nguyên số - Ảnh 1.

Tạp chí Công dân và Khuyến học: Thưa Giáo sư, để mỗi công dân cùng chung tay vì sự nghiệp khuyến học, khuyến tài, từ đó có nhận thức và hành động hiệu quả thiết thực, khuyến học nên hiểu một cách đơn giản nhất là gì?

Giáo sư, Tiến sĩ Phạm Tất Dong: "Khuyến học, khuyến tài" được hiểu là những hoạt động vận động, khuyến khích người dân ở mọi độ tuổi học tập thường xuyên, học suốt đời để có tri thức mới, hình thành những kỹ năng mới giúp lao động hiệu quả hơn, cuộc sống văn minh, hạnh phúc hơn.

Nhiều người nghĩ rằng hoạt động khuyến học chỉ là vận động các phần thưởng, phần quà, các suất học bổng rồi trao cho học sinh. Nhưng đó mới chỉ là một phần hoạt động, không phải là mục tiêu của khuyến học, khuyến tài.

Mục tiêu của khuyến học, khuyến tài là thúc đẩy xây dựng cả nước ta trở thành một xã hội học tập, tức một xã hội mà ai cũng muốn học và phải học, từ trẻ em đến người lớn, ở mọi ngành nghề, xuất thân, điều kiện, dân tộc, giới tính,… Hay nói cách khác, "xây dựng cả nước thành một xã hội học tập" là mục tiêu chính, còn "khuyến học, khuyến tài" là phương tiện để đạt được mục tiêu đó.

Trong khuyến học, khuyến tài, việc thúc đẩy giáo dục người lớn cũng được đặc biệt quan tâm.

Bởi lẽ kiến thức là vô tận, nhất là trong bối cảnh xã hội ngày nay thay đổi từng giờ, từng phút, còn rất nhiều kiến thức và kỹ năng người lớn chưa thể nắm vững hết được. Và để thích nghi, phát triển với môi trường hiện đại, bắt buộc người lớn phải học.

Trong nhà máy, có thiết bị máy móc mới, công nghệ mới hoàn toàn, nếu không học thì công nhân đó sẽ bị đào thải. Hay như việc buôn bán ngày nay cũng là buôn bán trực tuyến qua điện thoại di động, rồi thanh toán bằng tài khoản ngân hàng, nếu không học thì doanh thu của người đó sẽ không khá lên được, thậm chí sụt giảm. Hay ngay cả việc giải trí bằng điện thoại, máy tính, truyền hình thông minh… Tất cả đều cần mỗi công dân đều phải học, học suốt đời.

Nhiều người nghĩ rằng hoạt động khuyến học chỉ là vận động các phần thưởng, phần quà, các suất học bổng rồi trao cho học sinh. Nhưng đó mới chỉ là một phần hoạt động, không phải là mục tiêu của khuyến học, khuyến tài.

Mục tiêu của khuyến học, khuyến tài là thúc đẩy xây dựng cả nước ta trở thành một xã hội học tập, tức một xã hội mà ai cũng muốn học và phải học, từ trẻ em đến người lớn, ở mọi ngành nghề, xuất thân, điều kiện, dân tộc, giới tính,… Hay nói cách khác, "xây dựng cả nước thành một xã hội học tập" là mục tiêu chính, còn "khuyến học, khuyến tài" là phương tiện để đạt được mục tiêu đó.

Trong khuyến học, khuyến tài, việc thúc đẩy giáo dục người lớn cũng được đặc biệt quan tâm.

Bởi lẽ kiến thức là vô tận, nhất là trong bối cảnh xã hội ngày nay thay đổi từng giờ, từng phút, còn rất nhiều kiến thức và kỹ năng người lớn chưa thể nắm vững hết được. Và để thích nghi, phát triển với môi trường hiện đại, bắt buộc người lớn phải học.

Trong nhà máy, có thiết bị máy móc mới, công nghệ mới hoàn toàn, nếu không học thì công nhân đó sẽ bị đào thải. Hay như việc buôn bán ngày nay cũng là buôn bán trực tuyến qua điện thoại di động, rồi thanh toán bằng tài khoản ngân hàng, nếu không học thì doanh thu của người đó sẽ không khá lên được, thậm chí sụt giảm. Hay ngay cả việc giải trí bằng điện thoại, máy tính, truyền hình thông minh… Tất cả đều cần mỗi công dân đều phải học, học suốt đời.

Hiểu đúng về khuyến học, khuyến tài trong kỷ nguyên số - Ảnh 2.

Hiểu đúng về khuyến học, khuyến tài trong kỷ nguyên số - Ảnh 3.

Tạp chí Công dân và Khuyến học: Như Giáo sư chia sẻ, nhiều người cho rằng khuyến học chỉ là vận động học bổng, phần quà rồi trao cho học sinh- đó là nhận thức chưa đầy đủ. Vậy với từng đối tượng khác nhau, khuyến học, khuyến tài được cụ thể hóa bằng những hoạt động nào, thưa Giáo sư?

Giáo sư, Tiến sĩ Phạm Tất Dong: Để đạt được mục tiêu "xây dựng cả nước trở thành một xã hội học tập" như Đảng ta mong muốn, cần có sự tham gia của không chỉ Hội Khuyến học Việt Nam mà còn của toàn hệ thống bộ máy Nhà nước, các cơ quan, doanh nghiệp và của mọi người dân. Với Hội Khuyến học Việt Nam thì có những hoạt động cụ thể sau đây:

Thứ nhất, nhiệm vụ quan trọng nhất của Khuyến học Việt Nam là thực hiện đề án mà Nhà nước giao. Ngày 5/12/2005, Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã tặng Hội Khuyến học Việt Nam bức trướng với dòng chữ: "Hội Khuyến học Việt Nam- Khuyến học, khuyến tài Xây dựng cả nước trở thành một xã hội học tập".

Hiểu đúng về khuyến học, khuyến tài trong kỷ nguyên số - Ảnh 4.

Việc triển khai nhiệm vụ này luôn tuân thủ và thực hiện sáng tạo những tư tưởng giáo dục của Chủ tịch Hồ Chí Minh, coi giáo dục là sự nghiệp của dân, do dân, vì dân, lấy học tập suốt đời là điều kiện hàng đầu, là chìa khóa mở ra sự phát triển bền vững của xã hội.

Hội Khuyến học Việt Nam phải đề xuất được với Nhà nước cấu trúc xã hội học tập ở Việt Nam (khác với cấu trúc xã hội học tập ở các nước khác); đề xuất cách làm để đạt được cấu trúc xã hội học tập như vậy và tiến hành triển khai theo cách làm đó.

Hiện nay, Hội Khuyến học Việt Nam đang xây dựng các mô hình học tập: trong gia đình thì có mô hình "gia đình học tập"; trong dòng họ có "dòng họ học tập"; tại các chi ủy, văn phòng, hợp tác xã,… thì có mô hình "đơn vị học tập"; còn ở làng, bản, tổ dân phố có "cộng đồng học tập". Ở bất kỳ đâu cũng đều có mô hình để người dân họ sẽ học tập mọi lúc, mọi nơi.

Thứ hai là nhiệm vụ phát triển các tổ chức hội. Hội Khuyến học Việt Nam được Đảng và Nhà nước tin tưởng, giao nhiệm vụ, thực hiện vai trò nòng cốt trong phố hợp với các lực lượng xã hội, vận động toàn dân học tập suốt đời, xây dựng xã hội học tập.

Để đảm bảo vai trò đó, Hội Khuyến học cần có những người làm khuyến học, những hội viên từ trung ương đến địa phương để lan tỏa và lôi cuốn người dân tham gia những phong trào, chính sách, quy định… về khuyến học, khuyến tài.

Phát triển các tổ chức hội là việc được những người làm công tác khuyến học hết sức quan tâm. Do đó, hơn 20 năm qua, số lượng hội viên Hội Khuyến học tăng lên rất nhanh. Chúng ta phấn phấn đấu từ 1/5 dân số lên 1/4 dân số trên cả nước là hội viên của Hội Khuyến học vào năm 2025.

Hiện nay, Hội Khuyến học có hơn 21 triệu hội viên (khoảng 1/5 dân số) và khoảng 300 nghìn chi hội trên cả nước. 100% tỉnh/thành phố, quận/huyện/thị xã và 99% xã/phường/thị trấn có Hội Khuyến học.

Thứ ba là nhiệm vụ góp phần tạo điều kiện hỗ trợ các đối tượng yếu thế trong xã hội có cơ hội học tập. Một xã hội học tập không thể để các đối tượng yếu thế như trẻ em nghèo, người khuyết tật, người dân tộc thiểu số,… bên ngoài sự giáo dục.

Muốn vậy, Nhà nước phải có chính sách hỗ trợ những gia đình có hoàn cảnh khó khăn, những đối tượng đặc biệt nêu trên. Và với Hội Khuyến học, việc tạo ra những học bổng, quỹ khuyến học cũng là một trong các hoạt động hỗ trợ cụ thể mà Hội thực hiện để giúp đỡ những nhóm đối tượng yếu thế có thêm điều kiện học tập.

Thứ tư, Hội Khuyến học xây dựng đa dạng các loại quỹ khuyến học, khuyến tài. Quỹ khuyến học giúp các học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn, học sinh ở những nơi thiên tai, bão lũ…, không bị ngắt quãng trong quá trình học tập. Mỗi năm, cả nước có khoảng 3 triệu học bổng, có năm gần 4 triệu học bổng dành cho học sinh nghèo. Và khoảng chừng 500 – 700 nghìn học bổng cho những học sinh vượt khó, là thủ khoa, phấn đấu tốt trong học tập.

Quỹ khuyến học còn giúp đỡ, khuyến khích các thầy cô giáo có điều kiện khó khăn hoặc ở những vùng đặc biệt, để bám trường, bám lớp, tiếp tục sự nghiệp cao cả của mình.

Những năm trở lại đây, Hội Khuyến học Việt Nam còn chú trọng thêm nhiều quỹ khuyến tài. Bởi các học sinh tài năng, những doanh nhân thành đạt, người lao động có cách làm hay, sáng tạo, có những sáng chế tốt, phục vụ hiệu quả trong việc nâng cao năng suất lao động…, cũng cần được khuyến khích, tuyên dương.

Hiểu đúng về khuyến học, khuyến tài trong kỷ nguyên số - Ảnh 7.

Tạp chí Công dân và Khuyến học: Công tác khuyến học hiện nay cũng chú trọng vào việc học tập của người lớn. Giáo sư có thể chia sẻ những kinh nghiệm và phương pháp để có thể thúc đẩy việc học tập suốt đời?

GS.TS. Phạm Tất Dong: Tôi cho rằng việc học tập người lớn có vai trò đi đầu của các trường đại học.

Để thực hiện thắng lợi các mục tiêu đến năm 2025, năm 2030 và đến năm 2045, Đại hội XIII của Đảng đã đề ra 3 đột phá chiến lược: Thứ nhất là hoàn thiện đồng bộ thể chế phát triển; Thứ hai, phát triển nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao; Thứ ba là xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ.

Ở khâu đột phá thứ 2, cần có sự tham gia của các trường đại học. Các trường đại học phải góp phần thúc đẩy giáo dục cho người lớn.

Để góp phần vào công tác khuyến học, khuyến tài, tiến tới xây dựng cả nước trở thành một xã hội học tập, các trường đại học cần thực hiện những hoạt động chính sau:

Đầu tiên là xây dựng tài nguyên giáo dục mở. Các trường đại học cần số hóa được những tài nguyên tri thức có trong thư viện. Với những tài liệu nước ngoài thì dịch ra tiếng Việt để đông đảo người dân có thể tiếp cận và học hỏi từ đó.

Tiếp theo, các trường đại học cần mở ra các khóa học mở, các khóa học đại chúng trực tuyến. Học trực tuyến là một xu hướng tất yếu của xã hội. Các khóa học trực tuyến sẽ giúp đáp ứng yêu cầu học thường xuyên, học suốt đời, tại mọi không gian, địa điểm khác nhau của người học. Các trường đại học cũng cần chuẩn bị và hỗ trợ các địa phương có năng lực học tập trực tuyến.

Và cuối cùng, bản thân trường đại học phải tích cực trong việc xây dựng các đơn vị học tập trong trường của mình.

Trong phong trào khuyến học, khuyến tài, hướng tới xây dựng cả nước trở thành một xã hội học tập, các doanh nghiệp là một phần không thể thiếu. Sự tham gia của các doanh nghiệp trong khuyến học, khuyến tài được thể hiện ở hai hoạt động chính:

Thứ nhất, doanh nghiệp tạo điều kiện về cơ chế, tài chính để công nhân, nhân viên được nâng cao trình độ, kỹ năng, tay nghề.

Đó có thể là các khóa tập huấn, đào tạo chuyên môn. Hay mở các trung tâm dạy nghề, thậm chí là mở ra các trường đại học, cao đẳng, trung cấp để học sinh và để chính các công nhân, nhân viên của doanh nghiệp được "nâng cấp" bản thân. Điều này không chỉ giúp chính doanh nghiệp tăng năng suất lao động, mà còn đóng góp vào sự phát triển nguồn nhân lực chung của đất nước.

Thứ hai, doanh nghiệp đóng góp tài chính, hiện vật cho các hoạt động khuyến học, khuyến tài. Đó là những suất học bổng, những phần quà tặng cho các học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn, hiếu học; những học sinh tài năng; những thầy cô giáo tại những vùng đặc biệt khó khăn…

Đây là mối quan hệ đôi bên cùng có lợi. Các học sinh, sinh viên có thêm điều kiện để học tập. Còn các doanh nghiệp thể hiện được trách nhiệm xã hội của mình, đồng thời xây dựng, quảng bá thương hiệu của mình tốt đẹp hơn trong mắt công chúng.

Ngoài ra, còn một thành phần quan trọng nữa, vừa là đối tượng thực hiện khuyến học, khuyến tài, vừa là đối tượng hưởng lợi trực tiếp từ hoạt động này- đó chính là người dân. Khuyến học, khuyến tài với mỗi người dân không hề chung chung, mơ hồ mà rất cụ thể.

Mỗi người dân chủ động, tự học, tìm tòi những hiểu biết mới, kỹ năng mới, vận dụng những kiến đó vào cuộc sống để nâng cao năng suất lao động, đời sống văn hóa, tinh thần được cải thiện, từ đó nâng cao chất lượng sống.

Việc tự học này không phân biệt tuổi tác, nghề nghiệp, giới tính, nguồn gốc xuất thân… Điều quan trọng là tinh thần ham học hỏi, vượt qua những trở ngại của bản thân và sẵn sàng tiếp thu cái mới.

Người lớn càng phải nghiêm túc trong việc học để còn làm gương cho con cháu. Cấp trên càng phải học để còn làm gương cho cấp dưới. Những người trưởng làng, trưởng bản, trưởng học, càng phải học để còn làm gương cho những người khác trong làng, bản, dòng họ.


Hiểu đúng về khuyến học, khuyến tài trong kỷ nguyên số - Ảnh 7.

Mỗi công dân cũng phải lôi kéo được những người xung quanh cùng học. Một xã hội học tập là xã hội mà ở đó, mọi người dân đều muốn học và phải học. Việc lan tỏa tinh thần ham học hỏi sẽ góp phần tạo thành một phong trào học tập để hướng tới xã hội tri thức.

Mỗi người dân có thể tham gia khuyến học, khuyến tài bằng việc vận động những người khi xung quanh chia sẻ tri thức, để thực hiện khẩu hiệu "giáo dục chia sẻ".

Trong xã hội học tập, mỗi người sẽ có những tri thức, nông sâu khác nhau. Chia sẻ kiến thức không những là một cách để người dân tiếp cận tri thức hiệu quả, từ những người đã biết trước, mà còn là một phương pháp giúp chính những người đi chia sẻ kiến thức, khắc sâu hơn hiểu biết của mình.

Ngoài ra, giáo dục chia sẻ còn mang những giá trị khác về thúc đẩy gắn bó trong cộng đồng, xã hội, nâng cao mặt bằng nhận thức của đại chúng.

Thực hiện tốt những hoạt động trên, mỗi người dân sẽ trở thành một "công dân học tập". Muốn xây dựng quốc gia học tập, có ý thức học tập suốt đời phải xuất phát từ ý thức của mỗi công dân. Cần có một cuộc cách mạng tri thức tầm quốc gia bắt đầu từ việc xây dựng mô hình "Công dân học tập" mà các Hội Khuyến học các cấp đang theo đuổi.

Về việc đóng góp tài chính, vật chất cho Hội Khuyến học, đây hoàn toàn là hoạt động mà do các doanh nghiệp thực hiện, như đã phân tích phía trên.

Việc người dân đóng góp cho khuyến học địa phương là việc được khuyến khích để có tài chính mua sách bút, quần áo vào năm học mới cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn, hỗ trợ những đối tượng yếu thế có thêm điều kiện để học tập.

GS.TS. Phạm Tất Dong: Hiểu đúng về sự nghiệp khuyến học, khuyến tài trong kỷ nguyên số - Ảnh 9.

Hiểu đúng về khuyến học, khuyến tài trong kỷ nguyên số - Ảnh 8.

Tạp chí Công dân và Khuyến học: Khuyến học, khuyến tài tốt sẽ tạo ra sự thay đổi rõ rệt về mọi mặt cho các địa phương. Khi đến một nơi nào đó, làm thế nào để chúng ta nhận biết địa phương đó làm công tác khuyến học, khuyến tài tốt, thưa Giáo sư?

Giáo sư, Tiến sĩ Phạm Tất Dong: Khuyến học, khuyến tài mang lại lợi ích dài lâu, bền vững cho mỗi công dân, cho cộng động và xã hội. Nơi nào làm khuyến học, khuyến tài tốt, diện mạo và chất lượng sống của công dân cũng sẽ thay đổi mạnh mẽ, tích cực.

Một nơi làm khuyến học tốt có thể nhận biết thông qua những giấy chứng nhận từ cấp xã. Đó có thể là giấy chứng nhận công dân học tập, gia đình học tập, dòng họ học tập. Hay thông qua những chỉ số báo cáo cuối năm của xã đó trong công tác khuyến học, khuyến tài, xây dựng các mô hình học tập.

Ở các địa phương, công dân làm công tác bình bầu và xét duyệt tiêu chí rất công bằng và chặt chẽ những gia đình học tập, dòng họ học tập theo bộ tiêu chí đặt ra. Do đó, hoàn toàn có thể tin tưởng vào chất lượng các gia đình, dòng họ đạt chuẩn theo mô hình học tập.

Hoặc chúng ta có thể đến nhà họp họ hoặc nhà trưởng họ của các dòng họ học tập, nghe các công dân chia sẻ về cách làm khuyến học của gia đình, xem những giấy chứng nhận, những thành tựu về học tập của các hộ gia đình, các thành viên trong dòng họ.

Ngoài ra, một khu vực làm khuyến học tốt cũng có thể nhìn rõ qua 3 tiêu chí:

Thứ nhất là nghề nghiệp của công dân ở địa phương có được phát triển hơn do người dân học được nghề mới tại các trung tâm, đơn vị dạy nghề hay phát triển những nghề hiện có hơn trước hay không? Và sự thay đổi về nghề nghiệp đó đem lại sự thay đổi về đời sống vật chất của người dân địa phương không?

Thứ hai là đời sống văn hóa, tinh thần tại địa phương có phong phú, lành mạnh như thế nào?

Thứ ba là môi trường sống ở khu vực đó được đảm bảo trong lành, sạch sẽ, an toàn với sức khỏe công dân hay chưa?

Hiện nay, chúng ta mới làm được mô hình học tập ở cấp xã. Và theo báo cáo của Bộ Giáo dục và Đào tạo, có khoảng 5.000 trên tổng số hơn 11.000 xã trên cả nước được bình bầu là cộng đồng học tập. Con số này chắc chắn sẽ được tăng lên trong thời gian tới.

Tạp chí Công dân và Khuyến học: Trân trọng cảm ơn Giáo sư về những chia sẻ rất bổ ích nhân Ngày Khuyến học Việt Nam 2022!