Giải pháp nào để phân khúc nhà ở xã hội trở lại hiệu quả?
Phải làm sao để quy trình, thủ tục hành chính đối với dự án nhà ở xã hội được phối hợp một cách đồng bộ, tránh chồng chéo giữa các đơn vị và đùn đẩy tục hành chính, khiến người dân bị rối.

Hiệp hội Bất động sản Thành phố Hồ Chí Minh (HoREA) đã đưa ra kiến nghị liên quan để phát triển phân khúc nhà ở xã hội. Ảnh minh hoạ: IT
Các chuyên gia hiến giải pháp phát triển nhà ở xã hội hiệu quả
Với sự nỗ lực của Chính phủ trong quản lý và điều hành, sự vào cuộc của các doanh nghiệp bất động sản, thị trường bất động sản năm 2024 đã đi qua giai đoạn khó khăn nhất và chuyển sang giai đoạn phục hồi, tăng trưởng trở lại theo xu thế tháng sau tốt hơn tháng trước, quý sau tốt hơn quý trước, năm sau tốt hơn năm trước.
Tuy nhiên, việc tăng trưởng này chưa thực sự vững chắc, bởi lẽ thị trường nhà ở vẫn đang rất thiếu nguồn cung dự án, nguồn cung sản phẩm nhà ở vẫn thiếu.
Kể từ năm 2020 đến nay, phân khúc nhà ở cao cấp chiếm đa số trên thị trường, nhưng lại rất thiếu nhà ở thương mại giá vừa túi tiền (dưới 3 tỷ đồng/căn) và rất thiếu nhà ở xã hội dẫn đến giá nhà tăng liên tục và "neo giá" rất cao, vượt quá khả năng tài chính của đa số người dân có thu nhập trung bình, thu nhập thấp đô thị ngày càng khó tạo lập nhà ở.
Để giúp đề xuất các giải pháp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, thúc đẩy phát triển nhà ở xã hội, Hiệp hội Bất động sản Thành phố Hồ Chí Minh (HoREA) đã đưa ra kiến nghị liên quan đến UBND các địa phương quan tâm chỉ đạo quyết liệt tháo gỡ vướng mắc trong việc phối hợp của các sở, ngành, quận, huyện để rút ngắn thời gian thực hiện trình tự, thủ tục hành chính về đầu tư xây dựng dự án nhà ở xã hội.
Trước hết là thủ tục chấp thuận chủ trương đầu tư đồng thời với chấp thuận nhà đầu tư và phê duyệt, điều chỉnh quy hoạch phân khu tỷ lệ 1/2000 và quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500.
Hiệp hội Bất động sản Thành phố Hồ Chí Minh kiến nghị Bộ Kế hoạch - Đầu tư xem xét các tiêu chí đánh giá đơn vị tham gia đấu thầu. Hiện nay, thực tế nhiều doanh nghiệp đã có bề dày kinh nghiệm đầu tư trong nhà ở thương mại, khu đô thị không được tham gia đấu thầu dự án nhà ở xã hội vì yếu tố cần phải có kinh nghiệm làm nhà ở xã hội.
Bên cạnh đó, về mặt lãi suất cho vay nhà ở xã hội đã được bàn thảo cần giảm lãi suất đối với người mua và cả chủ đầu tư dự án nhà ở xã hội.
Thực trạng được Hiệp hội Bất động sản Thành phố Hồ Chí Minh (HoREA) cho rằng, mức lãi suất cho vay nhà ở xã hội tại Ngân hàng Chính sách xã hội là 6,6%/năm cao hơn rất nhiều so với lãi suất thương mại mà một số ngân hàng đang áp dụng trong chu kỳ đầu tiên, vì vậy cần điều chỉnh mức lãi suất chương trình cho vay ưu đãi nhà ở xã hội trong từng thời kỳ sao cho phù hợp với điều kiện và hoàn cảnh thực tế.
Hiệp hội cũng đề nghị Bộ Xây dựng và Ngân hàng Nhà nước trình Thủ tướng Chính phủ xem xét quyết định lãi suất cho vay đối với hộ nghèo là 4,7%/năm áp dụng cho đối tượng hộ nghèo vay năm 2025 tại Ngân hàng chính sách xã hội.
Bênh cạnh đó, HoREA cũng kiến nghị thêm một số chính sách phối hợp giữa các Bộ ngành và các ngân hàng để triển khai các chính sách lãi suất ưu đãi tốt nhất, từ đó góp phần thúc đẩy các dự án nhà ở xã hội được "kích thích" trở lại, đóng góp hiệu quả thiết thực trong đời sống dân sinh và kinh tế xã hội.
Qua các kiến nghị, đề xuất, Hiệp hội kỳ vọng, các cơ quan nhà nước có thẩm quyền sẽ quyết liệt tháo gỡ khó khăn, vướng mắc để có thêm nhiều dự án nhà ở xã hội đủ điều kiện để các chủ đầu tư tiếp cận được các nguồn vốn vay ưu đãi để thực hiện các dự án nhà ở xã hội.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.
Đăng nhập để tham gia bình luận
Đăng nhập với
Facebook Google