Giá xăng dầu tăng giá mạnh, vượt 31.000 đồng/lít, lo ngại về tương lai tăng đồng loạt các mặt hàng hóa
Chiều ngày 1/6, Liên Bộ Công Thương - Tài chính đã thực hiện điều chỉnh giá xăng dầu theo chu kỳ 10 ngày. Theo đó, giá xăng đã vượt mốc 31.000 đồng/lít.
Giá xăng dầu lập đỉnh mới, hơn 31.000 đồng/lít
Giá xăng dầu trong nước tiếp tục phá kỷ lục ngành xăng dầu Việt Nam với giá xăng RON 95-III tăng 920 đồng/lít, từ 30.653 đồng/lít lên 31.573 đồng/lít. Giá xăng E5 RON92 tăng 600 đồng/lít, từ mức 29.639 đồng/lít lên 30.239 đồng/lít.
Theo dữ liệu từ Bộ Công Thương, giá xăng dầu thành phẩm trên thị trường Singapore tiếp tục tăng mạnh. Cập nhật đến ngành 30.5, giá xăng RON 92 Giá xăng E5 RON92 tăng thêm 600 đồng/lít, từ mức 29.639 đồng/lít lên mức 30.239 đồng/lít,...
Đây là lần tăng đợt thứ 5 liên tiếp và là đợt tăng thứ 11 của mặt hàng này chỉ trong nửa đầu năm 2022. Ở kỳ điều chỉnh lần này, cơ quan điều hành đã chi quỹ bình ổn với xăng từ 100 - 500 đồng/lít, trích dầu 100 - 300 đồng/lít/kg.
Theo số liệu từ Bộ Tài chính, hết quý I Quỹ bình ổn xăng dầu âm khoảng 170 tỷ đồng. Tại một số doanh nghiệp đầu mối xăng dầu lớn đang bị âm quỹ như: Petrolimex âm 15 tỷ đồng, PVOil âm hơn 1.012 tỷ đồng.
Tránh hiệu ứng domino tới các mặt hàng khách
Tại kỳ họp Quốc hội khóa XV, các đại biểu Quốc hội đề nghị Chính phủ cần có những giải pháp tối ưu để đưa ra những giải pháp bình ổn giá mặt hàng này.
Đại biểu Thành phố Hồ Chí Minh, Trần Hoàng Ngân nêu ý kiến, giá xăng dầu là một trong hai biến số quan trọng trong ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát dưới 4%.
Theo đó, giá xăng bán lẻ từ đầu năm đến nay đã tăng 10 lần và chỉ giảm 3 lần. Tuy thuế bảo vệ môi trường với xăng, dầu đã giảm 50% từ đầu tháng 4 đến cuối năm nay, nhưng với đà tăng giá thế giới như hiện nay thì việc giảm thuế này được đánh giá như "muối bỏ bể".
Nếu giá cả tiếp tục tăng sẽ ảnh hưởng lớn đến đời sống người dân, gây hoang mang tới đời sống người dân bởi trong 2 năm nay, người dân đã chật vật với cuộc sống bị ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19.
Đồng quan điểm với đó, ông Hoàng Văn Cường, Bùi Mạnh khoa và nhiều đại biểu Quốc hội khác cũng đã đề nghị Chính phủ, trình Quốc hội xem xét, tiếp tục giảm thêm các loại thuế bảo vệ môi trường, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế giá trị gia tăng với xăng dầu.
"Giá dầu thế giới tăng cao hiện nay, tăng sản lượng khai thác và lọc hóa dầu trong nước không chỉ tăng hiệu quả khai thác gấp nhiều lần so với thời điểm giá thấp, mà còn tạo nguồn cung trong nước ổn định", ông Hoàng Văn Cường nói.
Đại biểu Đinh Thị Ngọc Dung (Tỉnh Hải Dương) đề nghị cần quan tâm và lưu ý một cách thích đáng tới lạm phát. Chính phủ và chính quyền các cấp cần kiểm soát giá các mặt hàng, tránh tình trạng đầu cơ, găm hàng. Bà cũng đề nghị Chính phủ cần sớm quyết vấn đề về giảm giá xăng dầu cho người dân.
Liên quan tới vấn đề giảm giá xăng dầu, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc cho biết, việc giảm thuế để giảm giá xăng dầu là một trong giải pháp nhiều giải pháp. Muốn thực hiện được giảm giá xăng dầu thì phải thực hiện đồng bộ các giải pháp.
Trước đó, chiều 1/6, bên hành lang kỳ họp thứ 3, Quốc hội khóa XV, trả lời về vấn đề giá xăng dầu tăng, Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên cũng nêu quan điểm, ông đồng ý việc giá xăng dầu sẽ gây ảnh hưởng và làm tăng giá đầu vào vật tư, tăng chi phí sản xuất, ảnh hưởng tới triển khai chương trình phục hồi kinh tế. "Nhưng với độ mở kinh tế cao, nếu đầu vào thì giá thành sản phẩm không phản ánh đúng giá trị và sẽ gây thiệt hại cho nền kinh tế.
Trong bối cảnh giá xăng tăng cao kỷ lục, Bộ trưởng cho hay, Bộ Công Thương sẽ cố gắng dùng các công cụ, kể cả thuế, kiểm soát thị trường để giảm giá. Trong trường hợp giá xăng dầu tăng quá cao, có thể tính tới sử dụng chính sách an sinh hỗ trợ cho đối tượng yếu thế.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.
Đăng nhập để tham gia bình luận
Đăng nhập với
Facebook Google