Du lịch Trung Quốc ấn tượng với sự bùng nổ trở lại du khách inbound

Thanh Nguyễn
06:06 - 20/04/2023
Công dân & Khuyến học trên

Nhu cầu du lịch inbound (đón khách quốc tế nhập cảnh) đến Trung Quốc bắt đầu phục hồi từ đầu tháng 4/2023, lập tức gây ấn tượng với sự bùng nổ số lượt tìm kiếm vé máy và đặt tour du lịch Trung Quốc.

Du lịch Trung Quốc ấn tượng với sự bùng nổ trở lại du khách inbound - Ảnh 1.

Du khách tham quan chùa Dacien ở thành phố Tây An, tỉnh Thiểm Tây, Trung Quốc ngày 1/4. Ảnh: VCG

Du lịch Trung Quốc phục hồi từ tháng 4/2023

Theo thông tư mới vừa được Bộ Văn hóa và Du lịch (MCT) công bố, kể từ ngày 31/3 các hãng lữ hành và nhà cung cấp dịch vụ du lịch Trung Quốc được phép điều hành trở lại các tour du lịch inbound (đón khách quốc tế nhập cảnh) theo nhóm. Đồng thời cung cấp những dịch vụ như đặt phòng khách sạn và vé máy bay cho du khách quốc tế.

Chỉ nửa giờ sau đó, số lượt tìm kiếm vé máy bay du lịch inbound trên website chính thức của Trip.com Croup (hãng du lịch trực tuyến hàng đầu Trung Quốc, trước đây gọi là Ctrip) lập tức bùng nổ - tăng đột biến tới 200% so với tháng trước. 

Du lịch Trung Quốc ấn tượng với sự bùng nổ trở lại du khách inbound - Ảnh 3.

Du khách tham quan điểm đến nổi tiếng của Trung Quốc - Vạn Lý Trường Thành, kỳ quan được UNESCO công nhận là Di sản Thế giới từ năm 1987. Ảnh: UNWTO

Du lịch Trung Quốc ấn tượng với sự bùng nổ trở lại du khách inbound - Ảnh 4.

Dòng du khách đổ tới hang động Long Môn ở thành phố Lạc Dương, tỉnh Hà Nam, Trung Quốc ngày 5/4. Ảnh: Xinhua

Tạo đà cho sự bùng nổ này là động thái được Bộ Ngoại giao Trung Quốc thông báo trước đó, về việc Trung Quốc bắt đầu nối lại dịch vụ cấp tất cả các loại thị thực (visa, bao gồm cả visa du lịch) từ ngày 15/3. 

Theo dữ liệu của Trip.com, từ tháng 1-3/2023 số lượng đặt tour du lịch inbound đã tăng 46% so với cùng kỳ năm 2022. Số lượng đặt phòng khách sạn của du khách inbound cũng tăng 27% so với năm trước.

Nền tảng du lịch trực tuyến Fliggy của tập đoàn Alibaba cũng cho thấy xu hướng gia tăng tương tự về số lượng đặt tour du lịch inbound tới Trung Quốc. Với những thị trường cung cấp du khách phổ biến nhất là Thái Lan, Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore và Australia. Trong khi đó giá vé máy bay trung bình bán qua Fliggy được ghi nhận giảm 12% so với cùng kỳ năm 2022.

Du lịch Trung Quốc ấn tượng với sự bùng nổ trở lại du khách inbound - Ảnh 5.

Thượng Hải, Trung Quốc nhộn nhịp du khách trở lại dịp lễ hội mùa Xuân 2023. Ảnh: Shutterstock

Năng lực bay quốc tế cũng đang dần phục hồi. Trung tâm Hàng không châu Á - Thái Bình Dương cho biết: Công suất chuyến bay quốc tế của Trung Quốc trong tuần bắt đầu từ ngày 20/3 đã đạt 25,9% mức của năm 2019 (tăng đáng kể so với mức tăng 9,7% của tháng 12/2022). Xu hướng tăng công suất chuyến bay trong tương lai, được dự báo cũng sẽ giúp giảm giá vé cho cả các chuyến bay inbound và outbound.

Du lịch outbound của Trung Quốc ước tính phục hồi 2/3 mức của năm 2019

Theo cơ quan thống kê Trung Quốc, thời trước COVID-19 du khách Trung Quốc đã thực hiện gần 170 triệu chuyến đi du lịch outbound năm 2019, với mức chi tiêu chỉ tính riêng trong nửa đầu năm đó là hơn 127,5 tỷ USD. 

Sau khi Trung Quốc mở cửa hoàn toàn trở lại từ ngày 8/1/2023, các công ty du lịch và nhà cung cấp dịch vụ du lịch trực tuyến tại Trung Quốc được phép tiếp tục tổ chức các tour du lịch outbound (đưa du khách ra nước ngoài) từ ngày 6/2, với đợt thứ nhất tới 20 quốc gia và khu vực. Đợt thứ hai được nối tiếp từ ngày 15/3 tới 40 quốc gia, trong đó có Việt Nam.

Du lịch Trung Quốc ấn tượng với sự bùng nổ trở lại du khách inbound - Ảnh 6.

Một nhóm tour inbound "thời hậu COVID-19" đưa du khách Việt Nam tới thành cổ Lệ Giang, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc. Ảnh: Sina

Du lịch Trung Quốc ấn tượng với sự bùng nổ trở lại du khách inbound - Ảnh 7.

Hướng dẫn viên dẫn một tour outbound của Trung Quốc, chuẩn bị rời sân bay Phố Đông, Thượng Hải đến Thái Lan ngày 6/2. Ảnh: Xinhua

Nay với sự bùng nổ trở lại du lịch inbound, bà Sun Jie - CEO Trip.com - bày tỏ tin tưởng rằng đà phục hồi du lịch của Trung Quốc sẽ gia tăng khả năng thu hút khách hàng, góp phần thúc đẩy phục hồi kinh tế thế giới và sự hội nhập của văn hóa Trung Quốc với văn hóa thế giới.

Năm 2023, COTRI (Viện Nghiên cứu du lịch nước ngoài của Trung Quốc, là hãng tư vấn độc lập có trụ sở tại Đức), dự báo: Du lịch outbound của Trung Quốc sẽ phục hồi khoảng 2/3 so với mức của năm 2019, với khoảng 110 triệu lượt du khách xuất cảnh ra nước ngoài. Còn theo ước tính của tập đoàn khách sạn Accor, khoảng 3/4 du khách Trung Quốc sẽ vẫn lựa chọn du lịch trong nước.

"Du khách Trung Quốc mà chúng tôi chào đón trong năm nay và những năm tới sẽ rất khác so với những du khách (Trung Quốc) trước đây" - ông Wolfgang Georg Arlt, người sáng lập kiêm CEOCOTRI, nhận xét về du lịch outbound của Trung Quốc. 

Du lịch Trung Quốc ấn tượng với sự bùng nổ trở lại du khách inbound - Ảnh 8.

Trung Quốc kỳ vọng phục hồi du lịch mạnh mẽ trong năm 2023. Ảnh: The Star

Ông Arlt lưu ý thêm rằng: Những năm hạn chế vì COVID-19 tại Trung Quốc cũng như những nơi khác, đã dẫn tới sự thay đổi xu hướng du lịch chung. Cụ thể là chuyển từ đổ tới các điểm du lịch thu hút khách lớn, sang "du lịch hướng về thiên nhiên, du lịch ngoài trời nhiều hơn". Ví dụ như camping (cắm trại) và glamping (cắm trại sang chảnh), hoặc những chuyến đi tập trung vào gia đình… 

Và "có lẽ điều quan trọng hơn là nhiều du khách Trung Quốc vẫn đang ưu tiên khám phá kho tàng du lịch ngay tại đất nước họ" - ông Arlt nhấn mạnh.

Nguồn: China Today, CNBC
Bình luận của bạn

Bình luận