Đông Nam Á: Nhiều quốc gia sắp sở hữu tàu ngầm

PV
16:44 - 28/12/2022
Công dân & Khuyến học trên

Đầu năm 2014, Việt Nam chính thức góp mặt trong số các quốc gia thuộc Hiệp hội Đông Nam Á (ASEAN) sở hữu tàu ngầm. Trong khu vực, Indonesia, Malaysia, Singapore, và Myanmar đã có tàu ngầm, trong khi Thái Lan và Philippines đang trong quá trình mua.

Đông Nam Á: Nhiều quốc gia sắp sở hữu tàu ngầm - Ảnh 1.

Tàu ngầm tên lửa đạn đạo lớp Jin chạy bằng năng lượng hạt nhân Type 094A của Hải quân Trung Quốc. Ảnh: Reuters

Nhiều nước Đông Nam Á rục rịch mua sắm

Đầu tháng 12, Singapore đã bắt tay vào giai đoạn phát triển tàu ngầm tiếp theo với các tàu ngầm lớp Invincible mới được sản xuất tại Đức.

Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long nói rằng với vị thế là một quốc gia biển, lực lượng hải quân của Singapore có sứ mệnh quan trọng là đảm bảo sự sống còn và duy trì các tuyến liên lạc trên biển.

Vào tháng 2, Indonesia đã ký một thỏa thuận với Pháp để hợp tác đóng hai tàu ngầm Scorpène. Các phương tiện dưới nước được cho là có thế mạnh trong việc thoát khỏi tầm quan sát, cực kỳ nhanh và có khả năng thực hiện các nhiệm vụ như tác chiến chống tàu mặt nước và tấn công tầm xa.

Hải quân Philippines kể từ năm ngoái đã tìm mua chiếc tàu ngầm đầu tiên. Pháp được cho là đã đàm phán cung cấp hai trong số các tàu ngầm hiệu suất cao của nước này để đổi lấy quyền khám phá "vùng biển chủ quyền" của quốc gia Đông Nam Á.

Tàu ngầm là nền tảng quan trọng để bảo vệ quốc gia

Các nước trong khu vực đang xây dựng một lực lượng hiệu quả, bền vững để bảo vệ quốc gia của họ nên việc phát triển lực lượng tàu ngầm là một điểm quan trọng.

Tuy vậy, từ những năm 2000, các nước trong khu vực đã giải quyết một cách hữu nghị hầu hết các tranh chấp hàng hải thông qua thủ tục tố tụng pháp luật quốc tế.

Các vấn đề biên giới biển cũng được giải quyết song phương, ví dụ các thỏa thuận đạt được trong năm 2011 giữa Indonesia và Việt Nam đã cùng nhau xác định hành lang đánh cá chung trong vùng đặc quyền kinh tế chồng lấn (EEZ).

Với những cố gắng hết mình, ASEAN đã cùng nhau cam kết hướng tới một cộng đồng, một cấu trúc địa chính trị ổn định, tránh khỏi sự đe dọa hoặc việc sử dụng vũ lực trong việc giải quyết tranh chấp. ASEAN cũng phấn đấu để duy trì vị thế điều khiển cấu trúc an ninh của khu vực.

Các nước Đông Nam Á hiện đang tăng cường hợp tác giữa các lực lượng hải quân. Đây được xem như là một nền tảng được thiết kế để thúc đẩy hợp tác và tin tưởng lẫn nhau giữa những quốc gia khai thác tàu ngầm, tạo thuận lợi cho việc thúc đẩy sự tham gia đa phương rộng lớn hơn và thỏa thuận hợp tác được thể chế hóa trong tương lai, mô hình trên tương tự với Nhóm công tác cứu hộ và giải cứu tàu ngầm NATO (SMERWG).

Nhu cầu mua tàu ngầm gia tăng trước căng thẳng Mỹ và Trung Quốc

Aristyo Darmawan, giảng viên luật quốc tế tại Đại học Indonesia, tin rằng việc các nước Đông Nam Á mua tàu ngầm ngày càng tăng là do sự cạnh tranh địa chính trị giữa Mỹ và Trung Quốc.

Mỹ có khoảng 66 tàu ngầm, trong đó có hơn 50 tàu ngầm tấn công chạy bằng năng lượng hạt nhân, theo tổ chức phi lợi nhuận Sáng kiến Đe dọa Hạt nhân.

Trung Quốc được cho là sở hữu 6 tàu ngầm tên lửa đạn đạo chạy bằng năng lượng hạt nhân, 6 tàu ngầm tấn công chạy bằng năng lượng hạt nhân và 46 tàu ngầm tấn công chạy bằng động cơ diesel, theo báo cáo của Bộ Quốc phòng Mỹ công bố năm 2021.

Ông Darmawan cho rằng việc các nước Đông Nam Á cố gắng mua tàu ngầm là "hợp lý và cần thiết" vì khu vực này nằm trên các tuyến hàng hải chiến lược với lưu lượng giao thông đông đúc.

Đối với Indonesia, vị giáo sư cho biết việc mua tàu ngầm luôn là mối quan tâm đặc biệt sau vụ chìm tàu ngầm KRI Nanggala-402 ngoài khơi bờ biển Bali vào tháng 4/2021.

Nguồn: Tổng hợp