Động đất liên tiếp ở Kon Tum: Dấu hiệu nhận biết động đất là gì?

Quỳnh Giang
12:48 - 24/08/2022
Công dân & Khuyến học trên

Chỉ trong ngày 23/8, tại huyện Kon Plông, tỉnh Kon Tum đã liên tiếp xảy ra 11 trận động đất. Theo các nhà địa chất, trên thực tế chúng ta gần như không thể dự đoán được ở đâu và khi nào sẽ có động đất xảy ra. Tuy nhiên, cũng có một vài dấu hiệu nhận biết động đất từ việc quan sát các thay đổi trong tự nhiên.

Xảy ra 11 trận động đất liên tiếp trong ngày 23/8 ở huyện Kon Plông, tỉnh Kon Tum

Động đất liên tiếp ở Kon Tum: Dấu hiệu nhận biết động đất là gì? - Ảnh 1.

Trận động đất số 1 vào lúc 14 giờ 8 phút 4 giây (giờ Hà Nội) ngày 23/8/2022 có độ lớn 4.7 được ghi nhận tại huyện Kon Plông, tỉnh Kon Tum. Ảnh: Viện Vật lý địa cầu

Trận động đất số 1

Theo thông tin từ Viện Vật lý địa cầu, vào lúc 14 giờ 8 phút 4 giây (giờ Hà Nội) ngày 23/8/2022, một trận động đất có độ lớn 4.7 đã xảy ra tại vị trí có tọa độ (14.768 độ vĩ Bắc, 108.209 độ kinh Đông), độ sâu chấn tiêu khoảng 8.2km. Động đất xảy ra tại khu vực huyện Kon Plông, tỉnh Kon Tum.

Trận động đất số 2

Ngay sau trận động đất số 1 có độ lớn 4.7, cùng ngày, tại khu vực huyện Kon Plông, tỉnh Kon Tum đã tiếp tục xảy ra trận động đất số 2 vào lúc 14 giờ 11 phút 36 giây (giờ Hà Nội). Trận động đất có độ lớn 3.6 xảy ra tại vị trí có tọa độ (14.796 độ vĩ Bắc, 108.252 độ kinh Đông), độ sâu chấn tiêu khoảng 8.1km.

Trận động đất số 3

Chưa đến 1 giờ sau kể từ trận động đất số 2, vào lúc 15 giờ 2 phút 9 giây (giờ Hà Nội) ngày 23/8, một trận động đất có độ lớn 3.7 xảy ra tại vị trí có tọa độ (14.801 độ vĩ Bắc, 108.238 độ kinh Đông), độ sâu chấn tiêu khoảng 8.1km đã tiếp tục xảy ra tại khu vực huyện Kon Plông, tỉnh Kon Tum.

Động đất liên tiếp ở Kon Tum: Dấu hiệu nhận biết động đất là gì? - Ảnh 2.

Trận động đất số 4 ngày 23/8/2022 có độ lớn 2.5 xảy ra tại khu vực huyện Kon Plông, tỉnh Kon Tum. Ảnh: Viện Vật lý địa cầu

Trận động đất số 4

Chỉ ít phút sau đó, lúc 15 giờ 27 phút 53 giây (giờ Hà Nội) cùng ngày, một trận động đất có độ lớn 2.5 xảy ra tại vị trí có tọa độ (14.808 độ vĩ Bắc, 108.235 độ kinh Đông), độ sâu chấn tiêu khoảng 8.1km cũng đã xảy ra tại khu vực huyện Kon Plông, tỉnh Kon Tum.

Trận động đất số 5

Lúc 16 giờ 15 phút 3 giây (giờ Hà Nội) ngày 23/8 tại khu vực huyện Kon Plông, tỉnh Kon Tum lại tiếp tục xảy ra một trận động đất có độ lớn 3.0. Động đất xảy ra tại vị trí có tọa độ (14.785 độ vĩ Bắc, 108.209 độ kinh Đông), độ sâu chấn tiêu khoảng 8.1km.

Trận động đất số 6

Đến 17 giờ 31 phút 37 giây (giờ Hà Nội) cùng ngày, một trận động đất có độ lớn 2.7 xảy ra tại vị trí có tọa độ (14.734 độ vĩ Bắc, 108.261 độ kinh Đông), độ sâu chấn tiêu khoảng 8.1km lại tiếp tục xảy ra tại khu vực huyện Kon Plông, tỉnh Kon Tum.

Trận động đất số 7

Ngay sau đó, lúc 18 giờ 4 phút 50 giây (giờ Hà Nội), tại khu vực huyện Kon Plông, tỉnh Kon Tum, một trận động đất có độ lớn 2.9 xảy ra tại vị trí có tọa độ (14.728 độ vĩ Bắc, 108.253 độ kinh Đông), độ sâu chấn tiêu khoảng 8.1km.

Trận động đất số 8

Đến 20 giờ 38 phút 0 giây (giờ Hà Nội) cùng ngày, tại khu vực huyện Kon Plông, tỉnh Kon Tum, Viện Vật lý địa cầu tiếp tục ghi nhận một trận động đất có độ lớn 2.9 xảy ra tại vị trí có tọa độ (14.838 độ vĩ Bắc, 108.248 độ kinh Đông), độ sâu chấn tiêu khoảng 8.1km.

Động đất liên tiếp ở Kon Tum: Dấu hiệu nhận biết động đất là gì? - Ảnh 3.

Trận động đất số 9 ngày 23/8/2022 tại huyện Kon Plông, tỉnh Kon Tum có độ lớn 2.7. Ảnh: Viện Vật lý địa cầu

Trận động đất số 9

Chỉ ít phút sau trận động đất số 8, lúc 20 giờ 41 phút 13 giây (giờ Hà Nội), một trận động đất có độ lớn 2.7 xảy ra tại vị trí có tọa độ (14.784 độ vĩ Bắc, 108.230 độ kinh Đông), độ sâu chấn tiêu khoảng 8.1km. Động đất tiếp tục xảy ra tại khu vực huyện Kon Plông, tỉnh Kon Tum.

Trận động đất số 10

Đến 21 giờ 30 phút 7 giây (giờ Hà Nội) ngày 23/8, tại khu vực huyện Kon Plông, tỉnh Kon Tum tiếp tục ghi nhận một trận động đất có độ lớn 2.5. Trận động đất xảy ra tại vị trí có tọa độ (14.833 độ vĩ Bắc, 108.237 độ kinh Đông), độ sâu chấn tiêu khoảng 8.1km.

Trận động đất số 11

Sau trận động đất số 10, lúc 23 giờ 38 phút 8 giây (giờ Hà Nội) cùng ngày, một trận động đất có độ lớn 2.9 xảy ra tại vị trí có tọa độ (14.809 độ vĩ Bắc, 108.255 độ kinh Đông), độ sâu chấn tiêu khoảng 8.1 km. Động đất tiếp tục xảy ra tại khu vực huyện Kon Plông, tỉnh Kon Tum.

Như vậy, chỉ trong ngày 23/8/2022, tại khu vực huyện Kon Plông, tỉnh Kon Tum đã liên tiếp xảy ra 11 trận động đất. Trong đó, đáng chú ý nhất là trận động đất số 1 ngày 23/8 được ghi nhận tại đây vào lúc 14 giờ 8 phút 4 giây (giờ Hà Nội). Trận động đất có độ lớn 4.7, là trận động đất có độ mạnh lớn nhất từ trước đến nay tại tỉnh Kon Tum.

Thông tin ban đầu, trận động đất đã gây tiếng động và rung lắc mạnh, ảnh hưởng tới khu vực huyện Nam Trà My, tỉnh Quảng Nam. Nhiều người dân địa phương ở Quảng Nam, Đà Nẵng đều cảm nhận dư chấn rất rõ, lung và lắc trong khoảng 3 - 5 giây. Các trận động đất khác tại đây đều là những trận động đất nhỏ, cấp độ rủi ro thiên tai cấp 0.

Trung tâm báo tin động đất và cảnh báo sóng thần - Viện Vật lý Địa cầu vẫn đang tiếp tục theo dõi các trận động đất này.

Dấu hiệu nhận biết động đất

Động đất diễn ra hàng ngày trên Trái Đất. Chúng có thể là sự rung động rất nhỏ mà con người có thể cảm nhận cho tới những chấn động rất lớn có thể phá hủy hoàn toàn các thành phố, cướp đi tính mạng của hàng triệu người.

Theo các nhà địa chất, trên thực tế chúng ta gần như không thể dự đoán được ở đâu và khi nào sẽ có động đất xảy ra. Tuy nhiên, cũng có một vài dấu hiệu nhận biết động đất có thể sắp diễn ra từ việc quan sát các thay đổi trong tự nhiên.

Động đất liên tiếp ở Kon Tum: Dấu hiệu nhận biết động đất là gì? - Ảnh 5.

Động đất có thể phá hủy hoàn toàn các thành phố, cướp đi tính mạng của hàng triệu người. Ảnh: The New York Times

Dấu hiệu nhận biết động đất từ quan sát hành vi của động vật

Theo Cục Khảo sát Địa chất Hoa Kỳ (USGS), tài liệu tham khảo sớm nhất mà con người có về hành vi bất thường của động vật trước một trận động đất lớn là những ghi chép ở Hy Lạp vào năm 373 trước Công nguyên. Chuột, chồn, rắn và rết được cho là đã rời khỏi hang của chúng để tìm đến nơi an toàn vài ngày trước khi một trận động đất hủy diệt.

Có rất nhiều bằng chứng về động vật, cá, chim, bò sát và côn trùng thể hiện những hành vi kỳ lạ ở bất kỳ đâu từ vài tuần đến vài giây trước khi động đất xảy ra. Và trong nhiều trường hợp, những cảnh cáo từ các loài động vật đã cứu con người khỏi thảm họa.

Câu chuyện ở thành phố Hải Thành (Liêu Ninh, Trung Quốc) năm 1975 là một ví dụ. Bất chấp nhiệt độ đóng băng, rất nhiều rắn đã trườn ra khỏi nơi ngủ đông trong những tuần trước khi trận động đất mạnh 7,3 độ Richter tấn công Hải Thành vào ngày 4/2/1975. Hành vi của loài bò sát này cùng với các sự cố khác đã thuyết phục nhà chức trách sơ tán người dân khỏi thành phố vài giờ trước khi thảm họa xảy ra.

Như vậy, một trong những dấu hiệu đầu tiên có thể giúp con người nhận biết một trận động đất sắp diễn ra là việc quan sát những bất thường diễn ra trong tự nhiên.

Đầu tiên là quan sát hành vi của động vật như chó, mèo, cá, sóc, chuột... xem chúng có những biểu hiện khác thường nào không? Lý do là bởi, sự chuyển động của lớp đá dưới mặt đất trước trận động đất đã tạo ra sóng điện mà một số loài động vật có thể hiểu được. Chúng có thể cảm nhận được những dư chấn yếu trước khi con người kịp cảm nhận.

Cụ thể, chó có hành vi bất thường như sủa/cắn quá mức. Những loài vật nuôi, thú cưng đột ngột trốn chạy, biến mất hay chim, gà đẻ trứng ít hơn bình thường trong khoảng thời gian trước khi diễn ra một trận động đất.

Động đất liên tiếp ở Kon Tum: Dấu hiệu nhận biết động đất là gì? - Ảnh 6.

Có rất nhiều bằng chứng về động vật, cá, chim, bò sát và côn trùng thể hiện những hành vi kỳ lạ ở bất kỳ đâu từ vài tuần đến vài giây trước khi động đất xảy ra. Ảnh: Shutterstock

Quan sát lớp đất đá và mực nước sông, hồ

Nếu thấy mực nước sông, hồ rút bớt bất thường hoặc tràn mà không có trận mưa lớn nào trong thời gian đó, thì đó là dấu hiệu cho thấy có sự biến động mà con người cần phải đề phòng, trong đó có động đất sắp xảy ra.

Quan sát bầu trời, hướng gió

Đây cũng là một dấu hiệu nhận biết động đất từ quan sát những thay đổi trong tự nhiên. Nếu nhận thấy một sự điềm tĩnh bất thường trong bầu khí quyển, nó sẽ là dấu hiệu của việc biến đổi khí hậu lạ, rất có thể, một trận động đất sắp diễn ra trong khu vực.

Dấu hiệu nhận biết động đất khi theo dõi "ánh sáng động đất"

Nhìn lên bầu trời, theo dõi luồng sáng bí ẩn, hay còn được biết dưới cái tên "ánh sáng động đất" cũng là một dấu hiệu nhận biết động đất.

Những luồng sáng này có nhiều hình dạng khác nhau và xuất hiện trước hoặc trong các trận động đất.

"Ánh sáng động đất" hiếm gặp này có thể xuất hiện ở phía trên hoặc gần điểm nứt, điểm sụt lún kéo dài hoặc vùng lõm trên vỏ Trái đất. Trong đám ánh sáng này chứa phần tử điện di động được hoạt hóa.

Khi chạm tới bề mặt, chúng sẽ ion hóa các phần tử không khí và tạo thành luồng sáng. Chính những môi trường lục địa rạn nứt là nhân tố phổ biến gắn với các luồng sáng động đất.