Điều gì thu hút người dùng từ Temu?
Temu, nền tảng thương mại điện tử xuyên biên giới đến từ Trung Quốc, đã nhanh chóng thu hút sự chú ý và lượng người dùng khổng lồ tại Việt Nam chỉ trong thời gian ngắn.
Temu chính thức ra mắt tại Việt Nam ngày 22/10 với chiến lược marketing rầm rộ. Một trong những khác biệt là Temu chưa có những ưu đãi đáng kể cho hoạt động tiếp thị liên kết; người tiêu dùng phải mua ba sản phẩm miễn phí" có điều kiện khắt khe. Người dùng cần cảnh giác với rủi ro tiềm ẩn về giá cả, bảo mật thông tin và chất lượng sản phẩm.
Chương trình tiếp thị liên kết của Temu: Cơ hội hấp dẫn hay thực tế đầy thách thức?
Trong thời gian gần đây, Temu đã triển khai chương trình tiếp thị liên kết với những lời hứa hấp dẫn: Người dùng chỉ cần chia sẻ đường link để nhận thưởng từ 50.000 đến 150.000 đồng cho mỗi người bạn đăng ký và thực hiện mua sắm. Đây được coi là một chiến lược marketing thông minh, tận dụng sức mạnh của mạng xã hội để mở rộng đối tượng khách hàng.
Với slogan "Temu: Mua sắm như một tỷ phú" cùng với đường link được chia sẻ, sử dụng sức hút của mạng xã hội và mức độ ảnh hưởng của người nổi tiếng để gửi đường link giới thiệu, rất nhiều người đã vội vàng nhấn vào đường link, thực hiện các thao tác đăng ký, tiết lộ thông tin cá nhân và mã số thẻ tín dụng để mong được nhận số tiền lên đến 1.500.000 đồng.
Sự thực số tiền này sẽ được Temu cung cấp như một voucher mua sắm. Với mỗi đơn hàng phát sinh gồm điều kiện đi kèm: Ví dụ người được giới thiệu phải mua đơn hàng trị giá 750.000 đồng trở lên, sẽ được trừ voucher 70.000 đồng, số tiền chiết khấu này được cộng dồn trên mỗi đơn hàng phát sinh. Nếu người đăng ký không mua hàng, voucher sẽ hết hạn sử dụng.
Thêm vào đó, nhiều kẻ trục lợi dựa trên sự tò mò của con người và hiệu ứng truyền thông, có thể tạo ra những đường link giả, chứa mã độc, kích thích khao khát muốn kiếm tiền, tạo ra thu nhập khiến người dùng nhấp vào đăng ký, kê khai thông tin vào các mẫu, link website, tải app,... với mục đích kiếm tiền không cần bỏ vốn. Nhưng hãy tỉnh táo, đây chính là hoạt động, hành vi thu thập, đánh cắp thông tin cá nhân. Khi bạn kê khai, đồng nghĩa bạn đã lộ thông tin cá nhân, chúng sẽ sử dụng những thông tin cá nhân, hình ảnh, giọng nói để thực hiện các hoạt động lừa đảo chiếm đoạt tài sản của bạn.
Theo các chuyên gia thương mại điện tử, công nghệ, việc nhiều người chia sẻ link giới thiệu tham gia chương trình tiếp thị liên kết của Temu có thể bị đối tượng xấu lợi dụng để lừa đảo nhằm đánh cắp thông tin người dùng.
Theo các chuyên gia thương mại điện tử, công nghệ, việc nhiều người chia sẻ link giới thiệu tham gia chương trình tiếp thị liên kết của Temu có thể bị đối tượng xấu lợi dụng để lừa đảo nhằm đánh cắp thông tin người dùng.
Temu là sàn thương mại điện tử lớn thứ hai thế giới, hiện đã có mặt tại hơn 60 quốc gia những chính sách khuyến mại mà Temu mang đến khi chinh phục thị trường người tiêu dùng Việt Nam không phải là một trò lừa đảo, thậm chí, rất có lợi nếu như bạn là người có nhu cầu mua sắm. Tuy nhiên, người dùng nên hiểu rõ các chính sách khuyến mại, bán hàng, tặng voucher của Temu để tránh bị trục lợi hoặc lừa đảo.
Hiện nay, Temu vẫn đang gặp phải nhiều khó khăn khi hoạt động tại Việt Nam, chẳng hạn như:
- Không hỗ trợ thanh toán sau.
- Việc hoàn tiền, hoàn hàng, hay bảo hành có thể trở nên rắc rối và mất thời gian do người bán chủ yếu là từ Trung Quốc.
- Đặc biệt, Temu vẫn chưa đăng ký hoạt động với Bộ Công Thương, điều này khiến nhiều người dùng phải cân nhắc trước khi tham gia.
TEMU đang khuyến mãi 3 sản phẩm miễn phí và hoàn tiền lên đến 100% cho khách hàng mới
Chiến lược "mua ba sản phẩm miễn phí" được áp dụng rộng rãi của Temu làm nức lòng nhiều người dùng. Với những sản phẩm hiển thị trên app, người dùng sẽ được mua ba sản phẩm bất kỳ trên đó với giá 0 đồng. Temu cũng đưa ra danh sách sản phẩm với rất nhiều chiết khấu "hời", có sản phẩm giảm tới 60-70% giá trị gốc. Thực hư điều này ra sao?
Dựa trên trải nghiệm của nhiều người dùng đầu tiên, để được miễn phí 3 sản phẩm, người dùng cần đạt mức chi tiêu cao. Sự thật là để hưởng lợi, người tiêu dùng phải bỏ ra số tiền có thể lớn hơn mức ưu đãi 0 đồng kia, đây thực sự là một "chiêu kích cầu" dễ tạo ảo giác đối với khách hàng.
Một khách hàng chia sẻ trên mạng xã hội thông tin: Các sản phẩm bán với giá 0 đồng trên Temu đa phần là hàng tồn kho, cần được xử lý để tránh phát sinh chi phí lưu kho. Như vậy, Temu đã đạt được mục đích: Giải quyết hàng tồn cho các doanh nghiệp Trung Quốc và thu hút khách hàng mới tại Việt Nam.
Ngoài ra, số tiền hoàn lại trên mỗi sản phẩm được mua sẽ được Temu quy đổi thành voucher, tạo cảm giác lợi ích nhưng thực tế những món hàng nhận về được đánh giá là "đắt" hơn các sàn thương mại điện tử khác hoặc chất lượng không cao, đúng nghĩa với câu: "tiền nào của nấy".
Dựa trên một loạt so sánh từ các KOL mê công nghệ, giá sàn của Temu cao hơn một chút so với các sàn khác, với nhiều chương trình giảm giá để lôi kéo khách hàng. Temu sẽ dùng cách thức đẩy giá sàn các sản phẩm lên cao, sau đó tạo chiết khấu kéo về giá thấp. Thực tế, giá bán cuối cùng của Temu ở một số mặt hàng vẫn cao hơn các sàn thương mại điện tử ở Việt Nam hiện tại.
*Ưu điểm: Giá rẻ, miễn phí giao hàng, nhiều voucher hấp dẫn do Temu muốn mở rộng thị phần ở tại Việt Nam.
*Nhược điểm: Chất lượng sản phẩm chưa rõ ràng, nhiều hình ảnh thiếu chính xác, gây hiểu lầm cho người mua. Tuy nhiên, chính sách hoàn tiền trong 90 ngày là một cam kết.
Người dùng phải trả trước bằng thẻ tín dụng hoặc thẻ visa, không có cam kết về chất lượng hàng hoá, khâu hoàn/trả hàng khá phức tạp, nhiêu khê.
Tại Châu Âu, mới đây, mạng lưới Tổ chức Người tiêu dùng Châu Âu BEUC đã đệ đơn khiếu nại Temu lên các cơ quan quản lý và Ủy ban châu Âu về việc không bảo vệ người tiêu dùng và có hành vi thao túng. Đơn khiếu nại này đại diện cho 17 quốc gia thành viên EU và cáo buộc Temu thiếu minh bạch trong thông tin về người bán, gây khó khăn trong việc xác minh tính an toàn sản phẩm.
Ông Fernando Hortal Foronda, đại diện của BEUC, cho rằng Temu làm người tiêu dùng thất vọng và có thể vi phạm pháp luật, với nhiều sản phẩm nguy hiểm và bất hợp pháp xuất hiện trên nền tảng này. BEUC kêu gọi Temu thực hiện các thay đổi khẩn cấp để bảo vệ người tiêu dùng.
Lời khuyên cho người tiêu dùng khi sử dụng thương mại điện tử
Thực tế, khi vào Việt Nam, Temu "tấn công" thị trường mạnh mẽ bằng cách đầu tư rất nhiều cho truyền thông. Rầm rộ trên mạng xã hội là cơn sốt Temu. Tuy thế, Temu đang bất chấp pháp luật và thủ tục kinh doanh tại Việt Nam, không thực hiện nghĩa vụ nộp thuế theo luật pháp Việt Nam.
Ngoài ra, hàng hoá bán trên Temu không có gì mới, người tiêu dùng vẫn có thể tìm được các mặt hàng tương tự trên các sàn thương mại điện tử ở Việt Nam. Thêm vào đó, trong hai năm trở lại đây, người tiêu dùng Việt Nam có thể mua hàng xuyên biên giới với các nhà sản xuất, nhà bán lẻ Trung Quốc khác.
Mặc dù, dựa vào chiến lược affiliate marketing hấp dẫn, trong tháng 10/2024, Temu đã thu về lượng tăng trưởng lên tới 502% lưu lượng truy cập về trang web. Tuy nhiên, người tiêu dùng Việt Nam vẫn nên cẩn trọng trước các lời mời đăng ký, click vào đường link, chọn người giới thiệu uy tín để tránh bị lừa đảo hoặc bị mã độc tấn công.
Hiện tại, phiên bản ra mắt trang web của Temu Việt Nam còn khá thô sơ khi mới chỉ có tiếng Anh và chỉ chấp nhận thanh toán bằng thẻ tín dụng, Google Pay hoặc Apple Pay chứ chưa có ví điện tử địa phương. Điều này khá bất tiện với nhiều người dùng Việt Nam, đặc biệt là những người quen với hình thức COD (nhận hàng rồi mới trả tiền). Đây là rào cản lớn khiến nhiều người ngần ngại khi mua hàng trên Temu.
Đồng thời, Temu cũng chỉ có 2 đơn vị cung cấp dịch vụ hậu cần được kết nối. Temu chưa có các gian hàng chính hãng. Điều này khiến người dùng khó tin tưởng về chất lượng sản phẩm, đặc biệt là với những mặt hàng cao cấp.
Việc Temu xuất hiện tại thị trường Đông Nam Á đang khiến nhiều nước coi trọng. Ví dụ như ở Indonesia, chính phủ đã cân nhắc các lệnh cấm với Temu để bảo vệ những cá thể hộ kinh doanh nhỏ của nền kinh tế.
Sự phát triển nhanh chóng của Temu cũng đặt ra nhiều thách thức cho các cơ quan quản lý và người tiêu dùng. Với một lượng lớn sản phẩm được cung cấp, việc đảm bảo chất lượng và độ an toàn của hàng hóa trở thành một vấn đề cấp bách. Nhiều chuyên gia cho rằng việc kiểm soát chất lượng hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc, đặc biệt qua các nền tảng thương mại điện tử, cần có sự phối hợp chặt chẽ hơn giữa các quốc gia và các nhà chức trách.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.
Đăng nhập để tham gia bình luận
Đăng nhập với
Facebook Google