Đề thử nghiệm Ngữ văn: Cơ hội, thách thức cho việc bảo tồn văn hoá thời hội nhập
Câu nghị luận xã hội đề thử nghiệm kì thi tốt nghiệp môn Ngữ văn tỉnh Yên Bái yêu cầu học sinh bàn về cơ hội và thách thức cho việc bảo tồn, phát triển văn hoá truyền thống trong thời kì hội nhập.
Gợi ý đáp án câu nghị luận xã hội
- Xác định được yêu cầu về hình thức và dung lượng bài văn: Bảo đảm yêu cầu về bố cục và dung lượng (600 chữ) của bài văn.
- Xác định đúng vấn đề nghị luận: Cơ hội và thách thức cho việc bảo tồn, phát triển văn hoá truyền thống trong thời kì hội nhập.
- Viết bài văn nghị luận đảm bảo các yêu cầu: Lựa chọn được các thao tác lập luận phù hợp, kết hợp nhuần nhuyễn giữa lí lẽ và dẫn chứng; trình bày được hệ thống ý phù hợp theo bố cục ba phần của bài văn nghị luận. Có thể triển khai theo hướng sau:
Mở bài: Giới thiệu vấn đề cần nghị luận.
Thân bài: Giải thích: Văn hoá truyền thống là những giá trị vật chất và tinh thần được lưu truyền qua nhiều thế hệ. Hội nhập quốc tế là quá trình liên kết, gắn kết các quốc gia, dân tộc vì mục tiêu phát triển và tạo sức mạnh tập thể giải quyết vấn đề chung.
Bàn luận:
- Hội nhập quốc tế là cơ hội để văn hoá truyền thống được tiếp xúc với những nền văn hoá trên thế giới; trở nên phong phú, đa dạng, vừa mang nét truyền thống vừa hiện đại; tạo cơ hội để quảng bá du lịch, đất nước, thể hiện bản sắc văn hoá dân tộc.
- Hội nhập quốc tế là thách thức, bởi khi hội nhập, văn hoá truyền thống chịu áp lực cạnh tranh, xung đột lớn, có nguy cơ mai một, mất bản sắc; quá trình hội nhập văn hoá có thể tác động tiêu cực đến tâm lí và lối sống của con người,đặc biệt với người trẻ.
- Tuổi trẻ năng động, sáng tạo nhưng thiếu bản lĩnh và hiểu biết chưa sâu sắc nên cần ý thức được vai trò, trách nhiệm trong việc bảo tồn, phát triển văn hoá truyền thống; tích cực học tập, nghiên cứu, có hành động cụ thể để quảng bá văn hoá dân tộc; tiếp thu chọn lọc tinh hoa văn hoá văn hoá nhân loại.
- Mở rộng vấn đề trao đổi với quan điểm trái chiều hoặc ý kiến khác.
Kết bài: Khái quát vấn đề nghị luận.
Lưu ý: Học sinh có thể bày tỏ suy nghĩ, quan điểm riêng nhưng phải phù hợp với chuẩn mực đạo đức và pháp luật.
- Diễn đạt: Đảm bảo chuẩn chính tả, dùng từ, ngữ pháp tiếng việt, liên kết câu trong đoạn văn.
- Sáng tạo: Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận, có cách diễn đạt mới mẻ.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.
Đăng nhập để tham gia bình luận
Đăng nhập với
Facebook Google