Đề thi thử Ngữ văn: Sống như ngày mai sẽ chết

Ly Hương
15:18 - 07/06/2024
Công dân & Khuyến học trên

Một đoạn trích trong tác phẩm "Sống như ngày mai sẽ chết" của tác giả Phi Tuyết được dùng làm ngữ liệu đề thi thử môn Ngữ văn của Trường Trung học phổ thông chuyên Hưng Yên.

Đề thi thử Ngữ văn: Sống như ngày mai sẽ chết- Ảnh 1.

Gợi ý đáp án

I. ĐỌC HIỂU

Câu 1. Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật.

Câu 2. "Mảnh ghép" có thể hiểu là: các bước, phương tiện, công cụ để đạt được mục tiêu. "Bức tranh mẫu" có thể hiểu là: mục tiêu, định hướng cho chúng ta.

Câu 3. Trong đoạn trích đã sử dụng 2 câu hỏi tu từ: Giờ bạn tính sao? Bỏ cuộc hay ném cho tôi một cái nhìn tội nghiệp cho kẻ điên khùng không tưởng? Hai câu hỏi tu từ này giúp khơi gợi ở người đọc, người nghe những suy tư, trăn trở về vấn đề được đề cập đến trong bài viết.

Câu 4. Dựa vào nội dung bài thơ, học sinh đưa ra những bài học mà mình rút ra được. Gợi ý: Sống hết mình vì hiện tại.

II. LÀM VĂN

Câu 1. Vai trò quan trọng của việc sống có mục tiêu: Sống có mục tiêu là xác định được mục đích, điểm đến của chính mình trong cuộc đời. => Sống có mục tiêu là điều vô cùng quan trọng trong cuộc đời mỗi người.

- Ý nghĩa việc sống có mục tiêu: Sống có mục tiêu giúp ta có hướng đi đúng đắn trong cuộc đời. Đề ra mục tiêu sống giúp ta không ngừng nỗ lực để chinh phục được mục tiêu đó.

Những người sống không có mục tiêu sẽ sống hoài, sống phí cả cuộc đời. Không giúp ích được cho gia đình, xã hội và đất nước.

Có mục đích mà không có ý chí, quyết tâm thì không bao giờ thực hiện được điều mình mong mỏi… Mặt khác, cũng cần thấy rằng mục đích viển vông, phi thực tế thì sẽ không mang tính khả thi.

Phê phán những ai sống phó mặc, đến đâu hay đến đó, không từng đề ra những điều mình cần đạt tới trong tương lai.

Câu 2. Phân tích đoạn thơ "Việt Bắc"; từ đó, nhận xét về tâm hồn của tác giả Tố Hữu được thể hiện qua đoạn thơ.

* Giới thiệu tác giả, tác phẩm và vấn đề cần nghị luận

* Cảm nhận về đoạn trích

- Bốn dòng đầu – lời kẻ ở. Có đến bốn chữ "nhớ" trong một đoạn thơ tám dòng chắc hẳn nỗi nhớ ấy phải thật da diết và sâu nặng của kẻ ở dành cho người đi.

+ Sử dụng cách xưng hô mình – ta, Tố Hữu đã dịch chuyển cách gọi thân thương của cá nhân trong quan hệ tình yêu đôi lứa thành tình cảm mang tính chất tập thể: cán bộ chiến sĩ về xuôi và đồng bào Việt Bắc.

+ Lời mở đầu, Việt Bắc đã hỏi người cán bộ về xuôi có còn nhớ mình không? Lời hỏi nhưng đồng thời cũng khơi gợi lại miền ký ức nơi người chiến sĩ. Nhưng không chỉ là câu hỏi, khơi lại kỷ niệm, đó còn là lời nhắc nhở của

+ Việt Bắc dành cho người chiến sĩ. Người chiến sĩ về xuôi, xa Việt Bắc thì chớ quên đi tình nghĩa, quên đi mảnh đất đã từng đồng cam cộng khổ, cùng vào sinh ra tử với mình suốt 15 năm.

- Bốn dòng tiếp – sự im lặng đầy ý nghĩa của người đi. Ba từ láy "tha thiết", "bâng khuâng", "bồn chồn" đã tạo ra hiệu quả nghệ thuật đặc biệt: sự hô ứng đồng vọng của cảm xúc đã được biểu thị bằng bước chân ngập ngừng, dùng dằng níu kéo. Mười lăm năm Việt Bắc cưu mang người cán bộ chiến sĩ, mười lăm năm gian khổ có nhau.

+ Trong buổi chia li, nỗi nhớ khắc ghi sâu đậm nhất với người chiến sĩ là hình ảnh áo chàm và hành động cầm tay.

+ Áo chàm là màu áo đặc trưng của đồng bào Tây Bắc, màu áo bình dị, đơn sơ, mộc mạc của vùng quê nghèo thượng du đồi núi nhưng sâu nặng nghĩa tình, đã góp phần không nhỏ vào sự nghiệp kháng chiến cứu nước.

+ Hành động cầm tay, hành động như trao gửi niềm yêu thương, như truyền gửi đến kẻ ở một thông điệp của tấm lòng: Trái tim người chiến sĩ dù trở về thủ đô, vẫn luôn son sắt, nghĩa tình với mảnh đất cách mạng, với những con người đã một thời nếm mật nằm gai, trải bao buồn vui, cay đắng.

* Nhận xét

- Đoạn trích cho thấy sự lưu luyến, thiết tha của tác giả.

- Tình yêu sâu nặng với thiên nhiên và con người nơi đây. Tấm lòng thủy chung, tình nghĩa của kẻ ở người đi.

Bình luận của bạn

Bình luận