Đề thi học sinh giỏi Văn: Tác phẩm sống được là do tiếng lòng của người cầm bút
Câu nghị luận văn học đề thi chọn học sinh giỏi tỉnh Vĩnh Long yêu cầu học sinh nghị luận về quan niệm của nhà thơ A. Puskin: "Cây cỏ sống được là nhờ ánh sáng, chim muông sống được là nhờ tiếng ca, một tác phẩm sống được là nhờ tiếng lòng của người cầm bút".
Gợi ý đáp án nghị luận xã hội
Trên cơ sở gợi ý của chủ đề, thí sinh xem xét, đánh giá vấn đề ở các góc độ khác nhau bằng lí lẽ thuyết phục và dẫn chứng phù hợp. Rút ra ý nghĩa vấn đề được gợi ra từ đề: Ngày mai là cách hiểu lí tính, là thời gian tiếp nối của ngày hôm nay. Ngày mai là ẩn dụ cho tương lai, là những gì chưa xảy đến ở ngày mới.
Chủ đề gợi lên một sự động viên, khích lệ tinh thần lạc quan, ngày mai chính là cơ hội để làm tiếp, làm tốt hơn những gì chưa hoàn thành, chưa trọn vẹn của hôm nay. Ngày mai là khoảng thời gian đủ để mọi người có đủ sự lắng lòng, kiểm nghiệm những gì đã qua, gạn lọc những điều tốt đẹp, phát huy yếu tố tích cực,loại bỏ, khắc phục sai lầm, hạn chế.
Có nghĩ đến ngày mai thì chúng ta mới định hướng được tương lai để xác định được mục tiêu phấn đấu và cảm nhận được ý nghĩa cuộc sống, từ đó giúp ta sống chủ động hơn, lạc quan hơn, nắm bắt được nhiều cơ hội để sống có trách nhiệm với chính bản thân.
Khi gặp thất bại, thử thách thì ngày mai là một sự tự an ủi, động viên rất cần thiết đối với bản thân, bởi vì cuộc sống đâu chỉ có những điều tốt đẹp, thuận lợi, hiểu được điều đó ta có thêm niềm tin, nghị lực, ý chí để vượt qua thử thách, chướng ngại trước mắt.
Tuy vậy, những gì diễn ra ngày mai thật khó đoán định, không nên để suy nghĩ vẫn còn ngày mai thành tâm lí ỷ lại hay bao biện
Cho những sai lầm, chậm tiến độ của bản thân, dễ sa vào tụt hậu, sống "hắt hiu", vô định, đôi khi đó cũng là một sự lãng phí đáng trách.
Đôi lúc cũng nên sống chậm lại để tận hưởng giây phút hiện tại, tạm gác những "ngày mai" để ngày hôm nay được sống nhẹ nhàng, hạnh phúc.
Vì vậy, chúng ta hãy xác định một nhân sinh quan tích cực, trân trọng hiện tại nhưng không quên chuẩn bị cho tương lai từ trong hiện tại – "Kẻ nào không biết đến ngày mai kẻ đó là người bất hạnh" (M. Gorki).
Nghị luận văn học
Sức sống của tác phẩm văn học là sự tồn tại của tác phẩm trong trí nhớ, niềm say mê của người đọc vượt ra khỏi giới hạn không gian và thời gian. Tiếng lòng của người cầm bút là tình cảm, nỗi niềm của tác giả được gửi gắm qua "đứa con tinh thần" của mình.
Câu nói của A. Puskin đề cao ý nghĩa cảm xúc, tình cảm của người cầm bút khi sáng tác, đó là nhân tố hàng đầu quyết định đến sự sống còn của tác phẩm văn chương.
Tác phẩm văn học là nơi nghệ sĩ bày tỏ tình cảm, kí thác suy tư, trăn trở, gửi gắm những khát vọng, ước mơ ,… - sáng tác là sự thể hiện ra, bộc lộ ra cảm xúc, suy nghĩ bằng ngôn ngữ độc đáo.
Không chỉ bày tỏ cảm xúc, suy nghĩ bản thân, mục đích của người viết còn tìm kiếm sự đồng điệu, thấu hiểu từ người đọc – cảm xúc có chân thực, ý nghĩ có sâu sắc, trăn trở có hướng về con người nói chung – dễ khơi gợi rung cảm – bởi nghệ sĩ còn "nói hộ" tiếng lòng của người đọc, luôn đứng về phía lẽ phải, công lí, đấu tranh vì những gì tốt đẹp nhất dành cho con người.
Không chỉ đứng về phía con người, bênh vực quyền lợi chính đáng của con người, để tồn tại, văn học còn phải khơi gợi, hướng con người đến những giá trị sống đẹp, nhân văn: niềm tin vào tương lai, tình yêu thương, chia sẻ.
Tuy nhiên, để mang lại sức sống cho "đứa con tinh thần" của mình, ngoài chân cảm, người cầm bút còn phải phát huy sức mạnh của những yếu tố hình thức nghệ thuật: chọn lọc từ ngữ, hình ảnh, sắp xếp câu chữ, phối hợp nhạc điệu từ dấu thanh, xây dựng kết cấu.
Không phải "tiếng lòng" của người cầm bút gửi qua tác phẩm đều được người đọc đồng cảm hoặc thấu hiểu trọn vẹn. Vì vậy, nhà văn chấp nhận sự "cô đơn" khi "đứa con tinh thần" xuất hiện trước công chúng. Giúp đời sống thêm phong phú nhờ những đối thoại trước tác giả-độc giả; độc giả-độc giả.
Tác phẩm có sức sống lâu bền thường là kết tinh của tâm huyết, chân cảm và tài hoa, đây là điều mà người cầm bút cần khắc cốt ghi tâm và tôi luyện không ngừng nghỉ khi muốn làm nghề chân chính.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.
Đăng nhập để tham gia bình luận
Đăng nhập với
Facebook Google