Đại học Walden (Mỹ) đưa mô hình AI mới – người nhân tạo vào chương trình học
Nhằm phân tích cử chỉ, cách nói chuyện và biểu cảm của sinh viên, Đại học Walden đã triển khai mô hình AI mới vào chương trình học. Đó là người nhân tạo Charlotte, Linda, và Julian.
Mô hình người nhân tạo được triển khai sử dụng như thế nào?
Đại học Walden (ở tiểu bang Minnesota, Mỹ) đang tích cực sử dụng một số mô hình AI (trí tuệ nhân tạo) để kèm cặp học sinh hoàn thành bài tập và luyện tập các kỹ năng: giao tiếp bằng lời nói và giao tiếp phi ngôn ngữ, theo Fox News.
Giám đốc khách hàng Steve Tom đã giúp Đại học Walden triển khai 3 hệ thống AI riêng biệt. Đó là người nhân tạo Charlotte, Linda, và Julian.
Các công cụ AI giúp sinh viên chuẩn bị cho sự nghiệp bằng cách làm việc với người nhân tạo để trau dồi kỹ năng giao tiếp và kỹ năng quản lý khủng hoảng.
Người nhân tạo Charlotte
Người nhân tạo Charlotte là một hộp trò chuyện trợ lý kỹ thuật số. Nó có thể giúp sinh viên luôn cập nhật các nhiệm vụ và bài tập để "làm hoa tiêu" cho chương trình giảng dạy trên lớp một cách hiệu quả.
Thông qua tương tác với người nhân tạo Charlotte, học sinh có thể nhập các yêu cầu mà sau đó mô hình sẽ xử lý, diễn giải và đưa ra phản hồi.
Steve Tom cho biết, hàng chục nghìn sinh viên đang sử dụng mô hình người nhân tạo này suốt ngày đêm, tạo ra tỉ lệ phân giải lên tới 90%.
Giám đốc khách hàng Steve Tom đã lưu ý rằng, người nhân tạo Charlotte hoạt động bằng cách đẩy các hộp thoại nhỏ tự động bật lên và bắt đầu hội thoại với sinh viên để nhắc họ làm bài tập sắp tới. Đồng thời, người nhân tạo này cũng tạo điều kiện thuận lợi cho quy trình làm bài tập của sinh viên, giúp họ tiến bộ kịp thời trong quá trình học tập.
Người nhân tạo Linda
Trong khi đó, người nhân tạo Linda giúp những sinh viên đang hướng tới sự nghiệp liên quan đến công tác xã hội như tư vấn và tâm lý học. Theo đó, Linda sẽ hướng dẫn sinh viên thực hành các tương tác tư vấn phức tạp.
Người nhân tạo Linda hoạt động như một mô phỏng ảo để kiểm tra khả năng đồng cảm của sinh viên. Bên cạnh đó, Linda giúp sinh viên biết cách kết hợp hiệu quả giữa các kỹ năng ngôn ngữ và phi ngôn ngữ.
Việc người nhân tạo Linda sử dụng phương pháp xử lý ngôn ngữ tự nhiên (NLP) cho phép sinh viên có những cuộc trò chuyện trôi chảy và năng động hơn thay vì dựa vào các hệ thống kịch bản và máy móc truyền thống.
Giám đốc khách hàng Steve Tom cho biết, ngoài âm thanh, người nhân tạo Linda có thể tương tác với sinh viên thông qua webcam. Nó có thể quan sát những tín hiệu phi ngôn ngữ của sinh viên như điệu cười, cử chỉ.
Người nhân tạo Linda sẽ phản ứng nếu một học sinh có những cử chỉ hoặc phản ứng phi ngôn ngữ không nhất thiết phải đồng bộ với những gì họ đang nói. Theo ông Steve Tom, điều này nhằm chuẩn bị cho sinh viên kỹ năng tương tác với con người thực tế.
Ông Steve Tom cũng lưu ý rằng, khả năng phân tích và phản ứng với những đặc điểm riêng của con người của người nhân tạo Linda có thể hữu ích cho việc chăm sóc bệnh nhân, như điều dưỡng hoặc công tác xã hội.
Nếu bạn tỏ ra không quan tâm, người nhân tạo Linda có thể trông bối rối giống như một con người. Theo ông Steve Tom, Linda tiếp thu những tín hiệu phi ngôn ngữ này và chọn cách phản hồi dựa trên sự kết hợp giữa phiên âm, phương pháp xử lý ngôn ngữ tự nhiên, nhận dạng hình ảnh và video.
"Nó thực sự giống như bạn và tôi đang nói chuyện trên Zoom (phần mềm gọi video). Sự khác biệt duy nhất là Linda là một hình đại diện kỹ thuật số. Người nhân tạo Linda có thể nhìn thấy cử chỉ tay, chuyển động mắt,... của bạn qua video đó và tương tác với bạn trong thời gian thực", Giám đốc Steve Tom nói thêm.
Người nhân tạo Julian
Mô hình AI thứ 3 là Julian. Người nhân tạo Julian trải qua một quá trình dài hơn nhiều, tận dụng sự phát triển nhanh chóng của các mô hình ngôn ngữ lớn (LLM) và AI tổng quát.
Theo đó, một trong những bước đột phá lớn là Julian có thể tạo ra các câu hỏi và tạo ra các hoạt động học tập một cách nhanh chóng. Bên cạnh đó, nó cũng có thể xem xét các câu trả lời và cung cấp phản hồi theo thời gian thực.
"Những gì chúng tôi muốn làm là tạo ra một gia sư thực sự thoát khỏi kiểu tương tác được lập trình sẵn, theo kịch bản. Đồng thời, biến người nhân tạo thành một công cụ thực sự năng động và phù hợp với học sinh," ông Steve Tom nói.
Để cung cấp thông tin chuẩn và đảm bảo độ chính xác, các nhà nghiên cứu đã sắp xếp dữ liệu và bối cảnh đưa vào người nhân tạo Julian. Điều này được hoàn thành thông qua quy trình nhập những nội dung giảng dạy trong lớp học vào AI.
Ngoài ra, các giảng viên của Đại học Walden được xem xét những gì AI đang làm và bảo đảm AI đặt câu hỏi hoặc đưa ra câu trả lời phù hợp. Vì vậy, giảng viên có quan hệ mật thiết với sinh viên và công cụ AI.
Giám đốc Steve Tom nói: "AI làm được những điều tuyệt vời và đang thực sự đạt được những tiến bộ nhanh chóng. Tuy nhiên, AI vẫn chưa hoàn hảo. Do đó, chúng tôi muốn giảng viên có thể xem xét các loại câu hỏi, loại nội dung mà người nhân tạo Julian đang sản xuất và có thể cung cấp phản hồi."
Mô hình AI có nguy hiểm cho giáo dục?
Các nhà giáo dục của Bộ Giáo dục Mỹ đã bày tỏ sự quan tâm lớn đến mô hình AI nhưng cũng có vài lo ngại.
Vào tháng 1, Sở Giáo dục thành phố New York đã cấm sinh viên truy cập vào công cụ AI phổ biến ChatGPT. Vì họ lo ngại ChatGPT sẽ gây hại cho việc học của học sinh và giúp họ dễ dàng gian lận.
Tuy nhiên, một số giáo viên khác đã hoàn toàn chấp nhận công nghệ tân tiến này. Họ khuyến khích sinh viên sử dụng các mô hình AI để trang bị tốt hơn cho bản thân, giúp gia nhập lực lượng lao động trong tương lai một cách thành công.
Một số chuyên gia giáo dục khác cũng tuyên bố rằng, AI sẽ phá vỡ một cách tích cực hệ thống giáo dục lỗi thời. Đồng thời, AI cũng cung cấp khả năng tiếp cận tốt hơn với kiến thức chất lượng cao, chi phí thấp.
Trong trường hợp của Đại học Walden, Steve Tom tin rằng có "nhiều hứa hẹn hơn là nguy hiểm" trong cách AI có thể mang lại lợi ích cho giáo dục và xã hội nói chung.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.
Đăng nhập để tham gia bình luận
Đăng nhập với
Facebook Google