Công dân số trên không gian mạng

img

GS.TS Phạm Tất Dong là giáo sư hàng đầu Việt Nam trong lĩnh vực khoa học xã hội - nhân văn. GS. Dong từng là Chủ nhiệm Khoa Tâm lý học kiêm nhiệm đầu tiên của Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, ĐHQGHN; Phó Trưởng Ban Khoa Giáo Trung ương; Uỷ viên Hội đồng Lý luận Trung ương và Uỷ viên kiêm Trưởng tiểu ban giáo dục phổ thông của Hội đồng Quốc gia Giáo dục; Phó Chủ tịch, kiêm Tổng thư ký Hội Khuyến học, Chủ tịch Hội Hữu nghị Việt - Triều; ông được học trò tôn vinh là Giáo sư hàng đầu Việt Nam trong lĩnh vực khoa học xã hội - nhân văn …

Công dân số trên không gian mạng  - Ảnh 1.

Không gian mạng (Tiếng Anh: Cyberspace) là một không gian công cộng rộng lớn có tính toàn cầu. Nó có cấu trúc rất đa dạng và phức tạp, các thành tố kết nối rất đặc biệt. Nói đến không gian mạng, người ta hình dung tới một lĩnh vực hoạt động được tạo dựng bởi các thiết bị điện tử nhằm khai thác thông tin thông qua các hệ thống được kết nối với nhau và cơ sở hạ tầng có liên quan của chúng.

Khái niệm không gian mạng còn được dùng để chỉ mạng lưới toàn cầu của các cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin phụ thuộc lẫn nhau gồm các mạng viễn thông và hệ thống những máy tính.

Công dân số trên không gian mạng  - Ảnh 4.

Không gian mạng (Tiếng Anh: Cyberspace) là một không gian công cộng rộng lớn có tính toàn cầu. (Ảnh: ELETimes)

Là không gian ảo, không gian mạng không có những rào cản mà họ thường gặp phải khi thực hiện những hành vi trong không gian thực. Các hoạt động khoa học, giáo dục và đào tạo, mua bán, kinh doanh, vui chơi, giải trí, khám bệnh... đều có thể thực hiện trong mọi lúc, mọi nơi. Tính ưu việt của không gian mạng là ở chỗ đó.

Tham gia vào không gian mạng sẽ tạo ra những trải nghiệm xã hội, trong đó, các cá nhân có thể tương tác, trao đổi ý kiến, chia sẻ thông tin, cung cấp các hỗ trợ xã hội, tranh luận và đánh giá những hiện tượng, những sự kiện có liên quan đến đạo đức, chính trị, giáo dục, kinh doanh, những xung đột quân sự, chiến tranh cục bộ hay chiến tranh lạnh, những va chạm về chính kiến và những đối đầu về văn hóa...

Không gian mạng đã, đang và sẽ ngày càng phát triển nhanh và mạnh nhờ những kết nối không dây 4G, 5G của các thiết bị ngày càng thông minh và của các dịch vụ điện toán đám mây. Trong các mối quan hệ xã hội, con người cụ thể sẽ tương tác với các cá nhân, các tổ chức, các dịch vụ thiết yếu ngày càng đa dạng hơn, tức thời hơn, đa chiều hơn.

Công dân số trên không gian mạng  - Ảnh 2.


Công dân số trên không gian mạng  - Ảnh 3.

Ngày 3/6/2020, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định 749/QĐ-TTg, phê duyệt Chương trình chuyển đổi số quốc gia. Chuyển đổi số là một trong những quan tâm hàng đầu của Nhà nước khi quyết định tham gia vào cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư theo quan điểm chỉ đạo tại Nghị quyết 52-NQ/TW (27/9/2019) của Bộ Chính trị.

Theo Quyết định 749/QĐ-TTg, đến năm 2025, ở Việt Nam phải bảo đảm việc xây dựng Chính phủ số, kinh tế số và xã hội số. Đây cũng chính là 3 trụ cột của một quốc gia.

Trên thực tế có 3 điều kiện để thực hiện được điều này. Thứ nhất, nước ta phải có được hạ tầng băng thông rộng cáp quang phủ trên 80% hộ gia đình và 100% địa bàn hành chính cấp xã. Thứ hai, Việt Nam phải phổ cập dịch vụ mạng di động 4G/5G và điện thoại di động thông minh. Cuối cùng, trên 50% dân số Việt Nam phải có tài khoản thanh toán điện tử.

Chính phủ số (Tiếng Anh: Digital Government) là Chính phủ đưa toàn bộ hoạt động của mình lên môi trường số, không chỉ là nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động, mà còn đổi mới mô hình hoạt động, thay đổi cách thức cung cấp dịch vụ dựa trên công nghệ số, cho phép doanh nghiệp cùng tham gia vào quá trình cung cấp dịch vụ.

Công dân số trên không gian mạng  - Ảnh 8.

Công dân số trên không gian mạng  - Ảnh 9.

Kinh tế số (Tiếng Anh: Digital Economy) được hiểu là "nền kinh tế vận hành dựa trên nền tảng công nghệ số, đặc biệt là các giao dịch điện tử tiến hành thông qua Internet (theo định nghĩa của nhóm cộng tác kinh tế số Oxford).

Kinh tế số có thể được hiểu là nền kinh tế mà toàn bộ hoạt động của nó dựa trên nền tảng số, sử dụng công nghệ số và dữ liệu số để tạo ra những mô hình kinh doanh mới. Hiện nay, sự phát triển kinh tế số trở thành xu thế phát triển chung trên thế giới dưới sự tác động mạnh mẽ của cách mạng công nghiệp lần thứ tư.

Xã hội số (Tiếng Anh: Digital Society) là xã hội phát triển dựa trên động lực công nghệ số, tăng trưởng thông tin và dữ liệu, làm thay đổi mọi phương diện của các tổ chức và lối sống của cá nhân. Cũng có thể hiểu xã hội số là xã hội hiện đại, trong đó, công dân có thể tương tác thuận lợi, nhanh chóng, hiệu quả cao trong các hoạt động của cuộc sống như thương mại, kinh doanh, giao tiếp, giải trí, du lịch, khám bệnh, học tập... thông qua các kênh kỹ thuật số và các mạng lưới gồm những thiết bị được kết nối thông minh.

Công dân số trên không gian mạng  - Ảnh 4.


Công dân số trên không gian mạng  - Ảnh 5.

Người dân được coi là trung tâm của chuyển đổi số, có năng lực sử dụng các thiết bị di động thông minh làm phương tiện giao lưu, tương tác với người khác, với các tổ chức và các cộng đồng. Đó là những người có những kỹ năng số (Tiếng Anh: Digital skills) để sống trong môi trường số mà các quốc gia trên thế giới gọi là công dân số (Tiếng Anh: Digital citizen).

Chúng ta cần phân biệt giữa Công dân số và Cư dân mạng để hiểu rõ hơn thế nào mới là một công dân số:

Công dân số trên không gian mạng  - Ảnh 13.

Từ đây, có thể thấy công dân số là công dân mạng được giáo dục, huấn luyện để có những Kỹ năng số (Digital Skills) theo yêu cầu của Chương trình chuyển đổi số quốc gia trong từng giai đoạn phát triển xã hội. Mỗi công dân đều có trách nhiệm học hỏi và tự học để hòa nhập được với đời sống số, ngày càng thích ứng với môi trường số.

Là một công dân số, mỗi chúng ta đều phải tuân thủ 3 nguyên tắc cơ bản:

Công dân số trên không gian mạng  - Ảnh 7.