Chuyển nhượng hay kinh doanh bóng đá?

Trần Bách
07:14 - 31/07/2022
Công dân & Khuyến học trên

Tháng Tư năm 2022, Quang Hải chấm dứt hợp đồng với Câu lạc bộ Hà Nội để tìm kiếm bến đỗ mới ở Pháp. Anh trở thành cầu thủ bóng đá tự do đầu tiên của Việt Nam thi đấu ở Pháp từ tháng Sáu khi gia nhập Pau FC, bắt đầu cuộc chơi đầy khó khăn và thách thức.

Để có thể phát triển, Quang Hải phải tự mình chứng minh được rằng mình cần thiết cho câu lạc bộ mình gia nhập như biết báo cầu thủ chuyên nghiệp khác ở châu Âu…

Chuyển nhượng cầu thủ bóng đá ở châu Âu bắt đầu khi Willie Groves chuyển từ West Bromwich Ablon sang Aston Villa năm 1893 với giá là 100 bảng Anh. Phải đến năm 1928, phí chuyển nhượng mới lên đến năm con số khi David Jack của đội Bolton Wanderers chuyển sang đấu cho đội Arsenal với giá là 10.890 bảng Anh. Phí chuyển nhượng nhẩy lên con số triệu bảng năm 1979 khi đội Nottingham Forest ký hợp đồng với Trevor Francis của Birmingham City. Phí chuyển nhượng nhẩy lên chục triệu những năm 1990 và 2000 do phí bản quyền vô tuyến truyền hình và phí tài trợ tăng lên.

Chuyển nhượng hay kinh doanh bóng đá? - Ảnh 1.

Neymar là cầu thủ có phí chuyển nhượng cao nhất. Ảnh: DAZN

Năm cầu thủ có phí chuyển nhượng cao nhất 

 

Cầu thủ

Câu lạc bộ chuyển đi

Câu lạc bộ chuyển đến

Phí chuyển nhượng 

 (triệu euro)

Năm

 

Neymar

Barcelona

Paris St Germain

222

2017

 

Kylian Mbappé

Monaco

Paris St Germain

180

2018

 

Philippe Coutinho

Liverpool

Barcelona

145

2018

 

João Felix

Benfica

Atliético Madrid

120

2019

 

Antoine Griezmann

Atliético Madrid

Barcelona

120

2019

Phí chuyển nhượng được coi là tiền đền bù trả cho câu lạc bộ có quyền giữ cầu thủ cho đến hết hạn hợp đồng. Phí này thường phụ thuộc vào khả năng thi đấu của cầu thủ, tiềm năng thi đấu, lương còn phải trả theo hợp đồng cũ và lẽ dĩ nhiên cung cầu của thị trường.

Chuyển nhượng ở châu Âu khác nhiều so với mua bán cầu thủ bóng đá ở Mỹ, Canada và Australia. Ở ba nước này, các đội bóng mua và bán cầu thủ nhưng không có phí chuyển nhượng. Điều này cho thấy chuyển nhượng cầu thủ ở châu Âu mang tính "thương mại, kinh doanh".

Theo tính toán của FIFA thì từ tháng Một đến tháng Chín năm 2018 đã có 15.049 chuyển nhượng cầu thủ bóng đá nam với tổng phí là 7,1 tỷ đô la và 577 chuyển nhượng cầu thủ bóng đã nữ với phí là gần 500 triệu đô la.

Nếu nhìn vào phí của Erling Haaland qua những lần chuyển nhượng thì sẽ thấy hoạt động kinh doanh của các câu lạc bộ châu Âu có lãi như thế nào:

Năm chuyển nhượng

Câu lạc bộ chuyển đi

Câu lạc bộ chuyển đến

Phí chuyển nhượng

01/7/2022

Dortmund

Man City

75 million đô la

01/01/2020

Red Bull Salzburg

Dortmund

26 million đô la

01/01/2019

Molde

RB Salzburg

5,2 million đô la

01/01/2017

Bryne FK

Molde

Không mất tiền

Tuy được gọi bằng cái tên mỹ miều là chuyển nhượng, những hoạt động này đều mang tính thương mại và kinh doanh và ngày càng đắt đỏ hơn. Nói cho đúng hơn thì đó là hoạt động kinh doanh.

Câu lạc bộ sẽ thu lại số tiền trả cho cầu thủ cao ngất này bằng cách nào? Đó là câu hỏi nhiều người chúng ta muốn có trả lời. 

Ngày 20 tháng Bẩy, Paulo Dybala đã ký hợp đồng ba năm với AS Roma sau khi hết hạn hợp đồng với Juventus với khoản tiền lương là 6 triệu euro mỗi năm cộng với tiền thưởng. Ngày 25 tháng Bẩy, cầu thủ người Argentina này đã có lễ ra mắt hoành tráng trước người hâm mộ và chỉ trong một ngày số áo đấu của cầu thủ này đã bán được ở mức kỷ lục gần 600.000 chiếc. 

Câu lạc bộ AS Roma đã thu được số tiền bằng với số tiền trả cho Dybala trong ba năm chỉ trong một ngày. Năm 2018, khi Ronaldo gia nhập Juventus, số áo đấu của cầu thủ này bán được trong một ngày là 520.000 chiếc với tổng giá trị là hơn 60 triệu euro, bằng một nửa số phí chuyển nhượng là 120 triệu euro (trước đó Juventus chỉ bán được tổng số là 750.000 áo đấu mỗi năm).

Cũng như nhiều hoạt động khác, bóng đá ở châu Âu là hoạt động kinh doanh. Đã là hoạt động kinh doanh thì các ông chủ đều mong muốn có lợi nhuận cao nhất từ các khoản đầu tư của mình. Ngoài chuyển nhượng, còn có những hoạt động như bán quyền phát vô tuyến truyền hình, tài trợ và bán áo đấu và đồ kỷ niệm, tiền vé vào cửa…, mang lại cho các câu lạc bộ nguồn thu không hề nhỏ. Các câu lạc bộ đều cố xây dựng đội bóng đá với những cầu thủ tốt nhất để có được thu nhập cao nhất, trong khi chúng ta những người ham thích bóng đá lại có được những trải nghiệm thú vị nhất.

Bình luận của bạn

Bình luận