Chuyển đổi số trong xây dựng các mô hình học tập của Hội Khuyến học Thái Nguyên
Nhận thức rõ vai trò trách nhiệm và sự cần thiết về chuyển đổi số giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030, theo Nghị quyết 01 của Ban Chấp hành Tỉnh ủy Thái Nguyên, đặc biệt là triển khai xây dựng các mô hình học tập giai đoạn 2020-2030 của Thủ tướng Chính phủ Hội Khuyến học Thái Nguyên đã có những triển khai cụ thể thiết thực.
Chuyển đổi số dựa trên ba trụ cột: Chính quyền số, kinh tế số và xã hội số. Là một Hội với số hội viên gần 400 ngàn người trên toàn tỉnh, Hội Khuyến học Thái Nguyên đã triển khai tích cực công tác chuyển đổi số với những việc cụ thể ở tất cả các cấp Hội.
Hiểu được công tác chuyển đổi số khó khăn nhất là thay đổi thói quen, thách thức lớn nhất là có nhận thức đúng. Chính vì vậy việc đầu tiên là công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức, bắt đầu từ cán bộ hội rồi đến hội viên các cấp.
Trong 2 năm 2021, 2022, Hội đã tổ chức 11 buổi tập huấn từ tỉnh Hội đến các đơn vị cấp cơ sở cho hàng ngàn hội viên về công tác chuyển đổi số. Nội dung tập huấn lựa chọn những vấn đề căn cốt, giản dị, dễ hiểu nhất về nhận thức và hành động của mỗi hội viên về chuyển đổi số. Việc chuyển đổi số là quá trình thay đổi tổng thể và toàn diện của cá nhân, tổ chức về cách sống cách làm việc và phương thức sản xuất dựa trên các công nghệ số, nhưng để hiểu đúng về nội dung này trong các hội viên cũng không phải đơn giản. Bắt đầu phải từ việc rất cụ thể, những tiếp xúc hàng ngày của mỗi người với thay đổi và sự tiện dụng của các ứng dụng của chuyển đổi số trên các nền tảng công nghệ và các thiết bị thông minh. Từ việc phân biệt sự khác biệt của điện thoại thông minh so với điện thoại truyền thống và tiện ích của nó giúp người dân trong hoạt động, giao tiếp ứng xử, trong công việc và nhu cầu bổ sung thông tin hàng ngày.
Năm 2022, với 2 Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về xây dựng các mô hình học tập trong giai đoạn này đều thấm đẫm việc cụ thể hóa việc các năng lực về nhận thức số và chuyển đổi số trong các mô hình.
Để hiểu rõ từng nội dung để giải thích cho người dân về các tiêu chí có nội dung số, Hội đã bồi dưỡng tập trung làm rõ cho tất cả các cán bộ hội viên về các thuật ngữ và nội hàm như: Thế nào là kỹ năng số, hay các yếu tố cấu thành của công dân số như: khả năng truy cập, khả năng giao tiếp, kỹ năng số cơ bản, chuẩn mực đạo đức, bảo vệ thể chất và tâm lý, quyền và trách nhiệm, định danh và xác thực, dữ liệu cá nhân và quyền riêng tư trên môi trường số.
Tham gia vào quá trình chuyển đổi số, Hội tập trung váo tập huấn theo dạng cầm tay chỉ việc các nội dung từ việc nhỏ: Biết cài đặt các phần mềm ứng dụng trên điện thoại theo từng loại hệ điều hành tương ứng với các điện thoại thông minh thông dụng, phân biệt hệ điều hành, phần mềm hệ thống, phần mềm ứng dụng, phần mềm miễn phí, phần mềm trả phí.
Hội đã hướng dẫn cụ thể tập trung vào hướng dẫn cài đặt sử dụng các ứng dụng của mỗi cá nhân như: Cài đặt sử dụng dịch vụ Hành chính công, cài đặt sử dụng thanh toán không dùng tiền mặt, cài đặt để tham gia mua bán trên sàn điện tử, cài đặt sử dụng nền tảng của tỉnh Thái Nguyên C-Thái Nguyên (công dân Thái Nguyên, ID-Thái Nguyên (định danh cá nhân-Thái Nguyên). Sổ tay điện tử đối với đảng viên), Cài đặt phần mềm an toàn thông tin mạng, cài đặt những phần mềm thiết dụng phù hợp với nhu cầu học tập, làm việc, nâng cao tri thức tùy theo của mỗi cá nhân.
Với các phần mềm khác, tỉnh Hội cũng đã phối hợp động viên, hướng dẫn hội viên các cấp hội tham gia. Cụ thể như: Phòng chống dịch COVID-19; phần mềm Sổ sức khoẻ điện tử với các tiện ích như: Khai báo y tế, hồ sơ sức khoẻ, đăng ký tiêm chủng, xác nhận tiêm chủng, mã số sức khoẻ, đặt khám bệnh… rất hữu ích với từng cá nhân. Phần mền an toàn an ninh thông tín, cảnh giác cảnh báo lừa đảo khi tham gia trên không gian mạng.
Ngoài việc sử dụng các ứng dụng thực hiện nhiệm vụ quản lý, điều hành công tác, tỉnh Hội còn hướng dẫn, tuyên truyền đến hội viên tìm hiểu các ứng dụng phục vụ cho học trực tuyến để hiểu biết thêm và hỗ trợ giúp đỡ con, cháu học trực tuyến, họp trực tuyến. Đồng thời, động viên cán bộ, hội viên ủng hộ và tích cực sử dụng giao dịch thương mại trên nền tảng điện tử (thanh toán thông qua tài khoản, ví điện tử, mua bán online…) đảm bảo an toàn, tiện lợi.
Đối với công tác quản lý ở các cấp Hội ứng dụng triệt để trong điều kiện có thể như: Tham gia tích cực vào xây dựng trang thông tin điện tử của Hội khuyenhocthainguyen.edu.vn. Trang thông tin được thiết kế với giao diện thân thiện, hiện đại với các công cụ để giới thiệu, trao đổi, tuyên truyền, lưu trữ các tư liệu cũng như hoạt động từ cơ sở đến tỉnh Hội.
Trang thông tin còn liên kết với các trang thông tin của Trung ương và địa phương như: Hội Khuyến học Việt Nam, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Cổng dịch công Quốc gia, Cơ sở dữ liệu Quốc gia, Công báo Thái Nguyên, Sở Giáo dục Đào tạo, VNPT Thái Nguyên…. Trang thông tin của Hội được giới thiệu đến tất cả các cấp hội để các hội viên biết và quan tâm chia sẻ. Từ ngày ra mắt trang thông tin, các hoạt động của Hội từ tỉnh đến cơ sở được cập nhật thường xuyên, tạo sự quan tâm chú ý của hội viên và nâng cao nhận thức cũng như hiệu quả công tác tuyên truyền của hội khuyến học các cấp trong tỉnh.
Lập nhóm điều hành công tác hàng ngày thông qua mạng xã hội Zalo gồm: Nhóm Thường trực Hội; nhóm Ban Chấp hành; nhóm Chủ tịch Hội các huyện, thành phố, thị xã; nhóm các huyện thành thực hiện thí điểm xây dựng mô hình “Công dân học tập”. Chủ tịch và Phó Chủ tịch Thường trực tỉnh Hội tham gia nhóm Zalo của Hội Khuyến học Việt Nam lập. Mọi thông tin điều hành về công tác khuyến học được phản ánh tức thì hai chiều qua hệ thống tin nhắn tiện dụng của Zalo.
Thường trực tỉnh Hội đã thống nhất với cán bộ, hội viên quy định về sử dụng thông tin trên các nhóm Zalo để phục vụ công tác chuyên môn đảm bảo nhanh nhạy, lại tiết kiệm về thời gian cũng như kinh phí gửi nhận văn bản qua Bưu điện.
Tỉnh Hội đã chủ động đăng ký và sử dụng phần mềm liên thông văn bản thông qua hệ thống mailthainguyen.gov.vn và chữ ký số khi giao dịch với các cơ quan trong tỉnh thông qua xử lý trên môi trường mạng.
Có thể khẳng định, Hội Khuyến học tỉnh đã và đang tích cực việc chuyển đối số trong hoạt động của Hội bằng những việc làm rất cụ thể. Đây cũng là hành động thiết thực của tỉnh Hội triển khai thực hiện chủ trương chuyến đổi số của tỉnh. Kết quả thu được bước đầu theo báo cáo của các huyện thành, hiện nay đã có 1/3 số hội viên đã cài đặt C-Thái Nguyên và đang tiếp tục cài đặt ID-Thái Nguyên bước đầu hiệu quả, song tỉnh Hội nhận thấy vẫn còn có nhiều khó khăn phải phấn đấu, quyết tâm vượt qua, nhất là tâm lý ngại thay đổi phương pháp làm việc do nhiều hội viên cao về tuổi tác, trình độ tin học chưa theo kịp; cơ sở vật chất của các cấp hội còn có nhiều khó khăn.
Tỉnh Hội rất mong được lãnh đạo tỉnh, các cấp, các ngành, các địa phương trong tỉnh quan tâm, giúp đỡ, ủng hộ để Hội Khuyến học các cấp trong tỉnh hội nhập về công tác chuyển đổi số, thực sự vào cuộc từ những công việc cụ thể nhỏ nhất của chính tổ chức Hội Khuyến học và bản thân mỗi hội viên góp phần thực hiện tốt xây dựng các mô hình học tập từ cơ sở theo yêu cầu hiện nay.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.
Đăng nhập để tham gia bình luận
Đăng nhập với
Facebook Google