Châu Âu: Đến lúc xe đạp lên ngôi

13:36 - 31/05/2022
Công dân & Khuyến học trên

Tại nhiều thành phố trên khắp châu Âu, các chương trình xe đạp điện đang phát triển một cách rầm rộ.

Giải pháp giảm khí thải

Giao thông công cộng miễn phí ở Talin. Các con phố cổ ở trung tâm thành phố Pontnticra (Tây Ban Nha) dành cho người đi bộ. Các đường cao tốc mới dành cho xe đạp, nối Berlin với các vùng ngoại ô. Đó là một số cách rất mới mà châu Âu đang thực hiện để giảm thiểu sự "thống trị" của ô tô trong cuộc sống.

Mặc dù những thay đổi này lúc ban đầu thường vấp phải những phản kháng, tuy nhiên đây là một giải pháp hợp lý để bảo vệ sức khỏe của người dân, giảm thiểu tình trạng không khí bị ô nhiễm nặng nề và những tác động của biến đổi khí hậu.

Đặc biệt khi giá nhiên liệu tiếp tục tăng cao trong thời gian gần đây và dự tính sẽ còn tiếp tục tăng khi mùa đông tới thì giảm dần lượng ô tô còn là một giải pháp kinh tế.

Vậy, châu Âu sẽ thiết kế lại mạng lưới giao thông của mình thế nào? Có nhiều cách khá thú vị.

Một khi bạn không còn coi sự hiện diện của ô tô là điều hiển nhiên, rất nhiều khả năng mới sẽ mở ra
Châu Âu: Đến lúc xe đạp lên ngôi - Ảnh 2.

Các bãi đậu xe ở London đã được thu hồi để phục vụ các lớp học thể dục, tiệc trà và câu lạc bộ sách vào năm ngoái (Chiến dịch Parklets London).

Ở Oslo (Nauy), hầu hết các bãi đậu xe trên đường phố đã được thay thế bằng đồ "nội thất đường phố", như ghế dài và những tiểu cảnh công viên nhỏ, làn đường dành cho xe đạp và vỉa hè lớn hơn. Mặc dù một số doanh nghiệp lo ngại việc kinh doanh bị thua lỗ, nhưng trên thực tế, kinh doanh ở trung tâm thành phố đã chứng kiến mức tăng 10% sau khi các biện pháp cắt giảm được thực hiện.

Với một phần ba lượng khí thải carbon ở Vương quốc Anh là từ du lịch và ô tô cá nhân, nên việc khuyến khích các xe công viên không chỉ là một màn trình diễn đầy màu sắc, ấn tượng, mà là một giải pháp quan trọng. Một người đàn ông ở Anh đã có sáng kiến trồng cây trên thùng chiếc xe tải của mình.

Châu Âu: Đến lúc xe đạp lên ngôi - Ảnh 3.

Adam Tranter ngồi trên chiếc xe - công viên đã được chuyển đổi của mình. Simon Redfearn

Đôi khi những thay đổi về giao thông thân thiện với con người giúp chúng ta có một cách nhìn khác, mới mẻ.

Vào tháng 9 năm 2021, chiến dịch London Parklets đã lần đầu tiên phát động "Ngày đỗ xe của người dân", khuyến khích người dân London đến một số trong số một triệu điểm đỗ xe của thành phố để vui chơi. Người sáng lập chiến dịch Brenda Puech cho biết: "Không phải ai cũng may mắn có một khu vườn riêng của mình, vì vậy việc cung cấp các không gian xã hội gần nhà của người dân là điều cần thiết".

Đầu tư cho xe đạp

Tại thành phố Ghent cổ kính của nước Đức, những con phố nhỏ hẹp bị quá tải bởi xe cộ trong những năm 1980. Sau khi cấm ô tô vào trung tâm lịch sử của thành phố này vào năm 1997, thành phố đã mở các cuộc triển lãm xe đạp - qua đó thúc đẩy sự thay đổi trong văn hóa giao thông. Đồng thời, thành phố cũng xây dựng 300 km các tuyến đường đạp xe và cho thuê xe đạp để đi trên các tuyến đường này.

Tại nhiều thành phố khác trên khắp châu Âu, các chương trình xe đạp điện đang phát triển một cách rầm rộ. 

Trong tương lai, làn đường dành cho xe đạp và xe đạp chắc chắn là sẽ một phần quan trọng của kết cấu hạ tầng. Tuy nhiên, vì xe đạp không thể phù hợp cho tất cả mọi người, chẳng hạn một số người tàn tật cần phương tiện để đi lại. Vì thế nói "thành phố không có ô tô" không có nghĩa là hoàn toàn không có ô tô, mà có nghĩa là số lượng ô tô sẽ được giảm thiểu để giảm khí thải, ô nhiễm.

Các hệ thống giao thông công cộng dễ tiếp cận hơn như xe điện cũng đến lúc cần được mở rộng.

Quy hoạch thị trấn ưu tiên hơn cho xe đạp

Giảm nhu cầu đi lại là một trong những biện pháp để cắt giảm lượng khí thải carbon. Thực tế là có tới 90% người dân hiện đang sống trong các khu vực mà các phương tiện không thể di chuyển quá 19 dặm/giờ, thậm chí ở một số tuyến phố là 5 dặm/ giờ. Điều đó cho thấy, ưu thế nghiêng hẳn về các phương tiện giao thông công cộng.

Xây dựng quy hoạch phát triển mới cho nhà ở và cơ sở kinh doanh gần các nhà ga, nhà chờ của phương tiện giao thông công cộng, như đường sắt được xem là một giải pháp quan trọng trong hành trình trở thành "thủ đô môi trường" không chính thức của Freiburg của Đức.

Tại Milan (Italy), với sáng kiến "Đường phố mở", làn đường dành cho xe đạp, vỉa hè và những nơi cho trẻ em vui chơi được mở rộng.

Châu Âu: Đến lúc xe đạp lên ngôi - Ảnh 4.

Các quảng trường lịch sử của Milan có nhiều không gian để di chuyển. zorazhuang / Getty

Một khu vực được coi là khu phố có mật độ giao thông thấp (LTN) và hiện đang được thực hiện thí điểm mô hình "khu phố 15 phút". Tại khu phố này, mọi thứ mọi người cần đều nằm trong khoảng cách đi bộ.

Cắt giảm lượng ô tô

Việc cắt giảm lượng ô tô ở các trung tâm thành phố là điều cần thiết để đáp ứng các mục tiêu chống biến đổi khí hậu và cải thiện sức khỏe.

Ở miền bắc Tây Ban Nha, thành phố Pontnticra cổ đã cấm ô tô vào trung tâm thành phố. Khu vực này rộng 300.000 mét vuông, vào đầu những năm 2000. Kết quả là người dân đã gặt hái được cả những lợi ích về kinh tế, xã hội và sức khỏe. Lượng khí thải CO2 giảm 70% và trung tâm Pontgeonra đã thu hút khoảng 12.000 cư dân mới.

Khi Stockholm (Thụy Điển) lần đầu tiên áp dụng biện pháp thu phí tắc nghẽn giao thông vào năm 2006 đã vấp phải sự phản đối gay gắt của người dân (khoảng 70%). Tuy nhiên, năm năm sau, các số liệu đã hoàn toàn toàn thay đổi, đa số người dân ủng hộ quy định này.

Strasbourg ở Pháp là thành phố đầu tiên sử dụng "hệ thống quản lý giao thông thông minh", giúp giảm số lượng dòng xe trong trạng thái tắn nghẽn kiểu "vừa đi vừa dừng" trên các tuyến đường. Điều này làm giảm lượng khí thải ôxít nitơ có hại do ô tô thải ra.

Châu Âu: Đến lúc xe đạp lên ngôi - Ảnh 5.

Người đi bộ đi dọc theo Đại lộ Champs-Elysees ở Paris trong "Ngày không ô tô" năm 2021

Ở Paris, Thị trưởng Anne Marie Hidalgo đã cho áp dụng thử nghiệm một loạt các biện pháp xử lý giao thông, bao gồm cả việc cấm các phương tiện chạy bằng động cơ diesel được thực hiện trước năm 2006 vào thành phố các ngày trong tuần.

"Ngày không có ô tô" hàng năm của Thủ đô Paris cho phép người đi bộ được thảnh thơi "đối diện", tận mắt ngắm các di tích, như Khải Hoàn Môn. Điều này mang lại cho mọi người cảm giác thoáng đãng và chợt nhận ra thành phố của mình như rộng lớn hơn, sạch đẹp hơn.

Giảm khí thải cho các thành phố lịch sử của châu Âu cả 365 ngày một năm là một nhiệm vụ hết sức lớn. Tuy nhiên khi có nhiều kế hoạch xanh được công chúng đón nhận thì đó sẽ là những tín hiệu tích cực để châu lục này chạm được mục tiêu của mình.

Nguồn: euronews