So sánh văn học Pháp và văn học Campuchia
Tôi khái quát lý thuyết về văn học so sánh, khái quát sơ lược về tác giả và hoàn cảnh ra đời của hai tác phẩm và so sánh điểm giống và khác nhau về chủ đề, nội dung cốt lõi giữa tác phẩm "Đỏ và Đen" và tác phẩm "Kolab Pailin".
Một cảnh trong Mahabharata tại công trình đá Angkor Vat đã phục chế - văn học Campuchia bị ảnh hưởng bởi sử thi Hindu này.
Qua quá trình nghiên cứu, tôi nhận thấy rằng việc chỉ ra những điểm giống và khác nhau giữa hai tác phẩm văn học là tiêu chí hàng đầu để đáp ứng cho nhu cầu nghiên cứu văn học so sánh. Trong các tài liệu nghiên cứu, giảng dạy về văn học so sánh trên thế giới rất nhiều nhưng so sánh văn học Campuchia với văn học các nước trên thế giới rất khan hiếm.
Vì vậy trong bài viết tôi sẽ bước đầu so sánh văn học Pháp và văn học Campuchia, cụ thể tập trung nghiên cứu các vấn đề sau: Thứ nhất, tôi khái quát lý thuyết về văn học so sánh, khái quát sơ lược về tác giả và hoàn cảnh ra đời của hai tác phẩm. Thứ hai, tôi tập trung so sánh điểm giống và khác nhau về chủ đề, nội dung cốt lõi giữa tác phẩm "Đỏ và Đen" và tác phẩm "Kolab Pailin".
Lý thuyết về văn học so sánh
Thuật ngữ "Văn học so sánh" sinh ra trên đất Pháp, sau đó lan sang các nước Châu Âu khác, là một thuật ngữ ít được nhiều người biết đến. Sau này khi nhu cầu nghiên cứu sự giao thoa ảnh hưởng giữa các nền văn hóa văn học lớn trên thế giới trở thành bức thiết thì thuật ngữ này mới được nói đến nhiều hơn.
Đối với nền văn học Khmer chưa có công trình nghiên cứu nào viết về lịch sử văn học so sánh ở Campuchia nhưng có rất nhiều tác giả cũng đã có những bài nghiên cứu viết về "so sánh văn học Khmer với văn học nước ngoài", đa phần so sánh văn học Khmer và văn học pháp. Sau đây tôi xin trích ra khái niệm văn học so sánh.
Theo ông Cl.Pichois và ông A.M. Rousseau đã định nghĩa về văn học so sánh như sau: "Văn học so sánh là một biện pháp nghệ thuật dùng để nghiên cứu nhằm tìm ra những mối liên hệ hay mối liên quan, những điểm tương đồng và ảnh hưởng. Bên cạnh đó nhằm nghiên cứu so sánh về các lĩnh vực khác nhau về tri thức hoặc sự kiện và những tác phẩm văn học trong nước có điểm giống nhau hoặc tương đồng về không gian và thời gian lịch sử nhằm mục đích miêu tả tốt hơn hiểu rõ hơn và dễ tiếp nhận nội dung hơn".
Nói tóm lại, việc nghiên cứu văn học so sánh không nhằm mục đích đưa ra nhận xét tác phẩm văn học nước nào tốt hơn nước nào nhưng điều quan trọng khi nghiên cứu so sánh văn học đó chính là cố gắng tìm những điểm giống nhau (điểm giao nhau văn học giữa hai nước) và điểm khác nhau (dựa vào những vấn đề được tác giả đề cập) nhằm giúp người đọc hay người nghiên cứu dễ tiếp nhận nội dung và điểm nỗi bật của tác phẩm văn học mà ta đem so sánh.
Khái quát sơ lược về tác giả và hoàn cảnh ra đời của tác phẩm "Đỏ và Đen" và tác phẩm "Kolab Pailin"
1. Tác giả và hoàn cảnh ra đời của tác phẩm "Đỏ và Đen"
1.1. Tác giả
Stendhal sinh năm 1783, mất năm 1842. Ông được xem là người mở đầu cho trào lưu chủ nghĩa hiện thực phê phán trong văn học nước Pháp.
1.2. Hoàn cảnh ra đời của tác phẩm
Vào thời gian Stendhal viết "Dạo chơi ở Rôm", người ta đã thấy trong giấy tờ của ông có tập dự thảo mang tên "Julien". Sau đó Stendhal ghi lại là "Ý niệm về Julien" nảy ra ở ông vào cuối tháng 10 năm 1828. Sự kiện gợi ý cho nhà văn là vụ án đã được ông thuật lại trong "Dạo chơi ở Rôm" về anh thợ làm đồ gỗ Lafácgơ giết người yêu để trừng phạt sự phản bội cũng như sự xúc phạm. Và một vụ xảy ra tại Grơnôblơ, đăng ở mục thời sự trong Nhật báo tòa án (La Gazette des Tribunaux) từ 28 đến 31 tháng 12 năm 1827: Một thanh niên là Antoine Berthet, con một thợ thủ công theo học ở chủng viện, sau đó làm gia sư ở một gia đình giàu có được bà chủ yêu quý. Vì ghen anh ta đã giết bà này và thế là bị kết án tử hình. Qua nhận xét của Stendhal về Lafácgơ thấp thoáng vấn đề của cuốn tiểu thuyết lớn này "Trong khi các tầng lớp trên của Pari dường như mất khả năng cảm thụ mãnh liệt và bền bỉ, thì dục vọng biểu lộ một nghị lực kinh khủng trong tầng lớp tiểu tư sản, ở những thanh niên như Lafácgơ, được học hành tử tế nhưng vì không có của nên buộc phải làm việc và chịu túng thiếu. Nhờ phải làm việc mà đã thoát khỏi trăm ngàn nghĩa vụ lặt vặt trong giới thượng lưu, thoát khỏi cách nhìn và cảm thụ của giới này, nó làm cuộc sống héo úa đi; họ vẫn giữ được ước muốn mãnh liệt vì họ cảm thụ mãnh liệt. Có lẽ tất cả các cá nhân này đều xuất hiện từ tầng lớp của Lafácgơ. Trước kia, Napoléon cũng tập hợp những trạng huống này: học vấn tử tế, trí tưởng tượng nồng nhiệt và sự nghèo nàn tột độ". Còn vụ án Berthet được nhà văn sử dụng nhiều chi tiết cụ thể bên ngoài, cho đến cả chi tiết nạn nhân bị thương mà không chết. Người ta sẽ bắt gặp hai tuýp nhân vật điển hình của Stendhal mà một đại diện tiêu biểu là nhân vật Julien Sorel trong tiểu thuyết "Đỏ và Đen", bị ám ảnh bởi ước muốn thành đạt, để thoát khỏi phải trở thành tính toán, thâm hiểm, lưỡng lự giữa nhà thờ (áo đen) và quân đội (áo đỏ), khiến xã hội phải thừa nhận mình. Nhờ vào trí tưởng tượng, kinh nghiệm sống phong phú và sức sáng tạo của mình, Stendhal đã dựng nên một cốt truyện với những nhân vật và tình tiết mang một ý nghĩa xã hội rộng lớn, đặc biệt là những phát hiện tinh tế và sắc sảo trong việc phân tích tâm lý con người. "Đỏ và Đen" đã chạm đến thế giới nội tâm con người, miêu tả những chuyển biến tâm lý tinh tế nhất của một người thanh niên nước Pháp lúc bấy giờ qua nhân vật Julien để từ đó dựng lên một hiện thực nước Pháp sống động và đầy bi kịch. Tác phẩm này đã ghi nhận một tài năng tiểu thuyết kiệt xuất trên văn đàn Pháp. [8]
2. Tác giả và hoàn cảnh ra đời tác phẩm "Kolab Pailin"
2.1. Tác giả
Nhok Them (1903-1974) sinh ra trong một gia đình nghèo ở xã Svay Por, huyện Sangkae tỉnh Battambang (Vương quốc Campuchia), ông là một nhà văn lớn trong đó tác phẩm mà để lại nhiều tiếng vang nhất chính là tiểu thuyết "Kolab Pailin".
2.2. Hoàn cảnh ra đời của tác phẩm "Kolab Pailin"
Kolab Pailin là một tiểu thuyết nổi tiếng của tác giả Nhok Them được viết vào những năm 1936 cùng thời với tác phẩm Sophat. Kolab Pailin được coi là một trong ba tiểu thuyết kinh điển của văn học Khmer hiện đại. Truyện không tập trung vào bất kì yếu tố tôn giáo nào của Ấn Độ giáo hay Phật giáo. Tiểu thuyết miêu tả về những cuộc đấu tranh của người dân Campuchia trong thời Pháp thuộc. Câu chuyện xoay quanh về một cậu bé mồ côi tên là Chao Chit và mối tình của cậu với chính cô con gái của ông chủ nơi mà cậu làm việc. Tiểu thuyết không đưa ra bất kì quan niệm nào về sự tự lập, nhưng chính tiểu thuyết cũng đã đưa ra những gợi ý liên quan đến việc tự do trong lựa chọn bạn đời của phụ nữ Khmer khi mà quan niệm "Cha mẹ đặt đâu con ngồi đó" cũng như vấn đề phân biệt giàu nghèo của xã hội Khmer lúc bấy giờ vẫn đang là đỉnh điểm. Với luận điểm này, tác phẩm được xem là có tư tưởng văn minh, đi trước thời đại thể hiện sự quyền con người trong việc quyết định đến hạnh phúc cũng như vận mệnh của bản thân. Kolab Pailin được sáng tác dựa trên quan điểm và góc nhìn của giáo dục tính cách (Character education) khi mà sự trung thành, nhân hậu, sự độ lượng và trong sáng là mạch tư tưởng chính mà tác giả Nhok Them muốn gửi gắm đến độc giả. Có thể nói, Phật giáo được xem là một trong những nhân tố quan trọng góp phần định hình nên các quan niệm, chuẩn mực và hệ giá trị đạo đức trong xã hội Khmer - khi mà Phật giáo Nam tông đã trở thành tôn giáo chính thức của quốc gia (dù tiểu thuyết không đề cập đến bất kì một yếu tố Phật giáo nào). Tư tưởng về đạo đức nhân sinh của Phật giáo là một tư tưởng xuyên suốt và ảnh hưởng sâu sắc đến đời sống của người Khmer thông qua triết lí "Tự lực cánh sinh" là lời nhắn gửi của người cha quá cố nhắn gửi cậu con trai mình trước lúc lâm chung.
Điểm giống nhau và khác nhau giữa tác phẩm "Đỏ và Đen" và tác phẩm "Kolab Pailin"
1. Điểm giống và khác nhau về chủ đề của hai tác phẩm "Đỏ và Đen" và "Kolab Pailin"
Điểm giống nhau
Sự nỗ lực bằng chính năng lực của một thanh niên xuất phát điểm từ một nông dân nghèo là điểm giống nhau về chủ đề của hai tác phẩm, cụ thể qua nhân vật nam chính trong hai câu chuyện: Một là trong tác phẩm Đỏ và Đen, Julien Sorel một thanh niên thuộc giai cấp bình dân, là con một người xẻ cây ở địa phương Veriere nước Pháp; Hai là trong tác phẩm Kolab Pailin, xuất thân là con một người nông dân nghèo.
Điểm khác nhau
Tác phẩm "Đỏ và đen"
Việc nỗ lực tìm việc của nhân vật Julien Sorel với nhiều sự tham vọng và luôn tìm mọi cách để trục lợi từ những công việc đó, cụ thể khi vào làm việc trong gia đình ông De Renal sợ mọi người bàn tán về mối quan hệ của chàng với bà De Renal nên đã từ bỏ công việc đó và tìm một công việc khác. "Tình yêu là bàn đạp để trục lợi" là một câu nói thể hiện quan niệm chính cho tình yêu của Julien Sorel, chàng là nhân vật đại diện cho Tuýp người lợi dụng tình yêu nhằm phục vụ tham vọng của mình để có địa vị trong giới thượng lưu.
Tác phẩm "Kolab PaiLin"
Sự nỗ lực bằng chính công sức và năng lực của bản thân là chủ đề của tác phẩm mà tác giả đề cập đến, triết lí "Tự lực cánh sinh" là công thức chính nhân vật nam chính luôn để nó vào trong lòng và dùng nó khi bản thân cảm thấy mệt mỏi hay khó khăn và triết lí này cũng chính là lời dặn dò của ba Chit trước khi ông lâm chung. Tình yêu thật phải xuất phát từ hai trái tim và sự chung thuỷ là quan niệm tình yêu được đề cập trong tác phẩm, Chit dù bản thân xuất thân là một nông dân nghèo nhưng chính năng lực, sự trung thực và chung thuỷ đã mang lại cho chàng một tình yêu đích thực bỏ hết tất cả mọi rào cản về sự phân biệt giàu nghèo và đây là sự thành công của tác giả khi sáng tác tác phẩm này.
Điểm giống và khác nhau về nội dung chính của hai tác phẩm "Đỏ và Đen" và tác phẩm "Kolab Pailin"
Điểm giống nhau
Nội dung chính của hai tác phẩm đã đề cập đến cuộc sống của hai giai cấp trong một xã hội mà họ đang sinh sống, bên cạnh đó nội dung cốt lõi không thể đề cập đến đó chính là tình yêu giữa đôi trai gái với hai giai cấp khác nhau. Cụ thể như sau:
Một là, trong tác phẩm "Đỏ và đen", Julien Sorel xuất thân trong một gia đình thợ xẻ gỗ thôn quê dọc bờ sông Đup đã có mối tình với tiểu thư Mathilde là con của Hầu tước De La Môle.
Hai là, trong tác phẩm "Kolab PaiLin" Chau Chit xuất thân trong một gia đình nông dân nghèo, ba lại mắc bệnh hiểm nghèo và mất sớm. Sau khi ba mất bác sĩ Sa'at người điều trị bệnh cho ba của Chit đã giới thiệu chàng qua làm việc ở mỏ than của ông Luong Rattana và chàng đã có một mối tình tuyệt đẹp với nàng Khun Neary. Bên cạnh đó hai tác giả cũng muốn giáo dục đến tất cả mọi người sống phải có đạo đức và biết tôn trọng lẫn nhau, đặc biệt hãy quý trọng nhân tài vì đó là sức mạnh cho sự phát triển của đất nước.
Điểm khác nhau
2.1. Truyện "Đỏ và đen"
Vấn đề tình yêu được tác phẩm đề cập đến là vấn đề đặt cược tình yêu vào cuộc vụ lợi. Khi muốn dấn thân vào giới thượng lưu và muốn đạt được sự giàu sang phú quý trong xã hội Julien Sorel đã lợi dụng tình yêu của mình với bà De Renal, tiếp đến là tình yêu của mình với tiểu thư Matheil, đối với chàng đường đi nhanh nhất và lối đi dễ nhất chỉ có cách lợi dụng vào tình yêu và xem tình yêu là bàn đạp để đạt được những tham vọng mà chính chàng muốn có. Bên cạnh những tham vọng đó, tác giả cũng đề cập đến những giá trị giáo dục của tác phẩm đó chính là "mối hận thù, sự tỏ vẽ và tham vọng quá mức là những điều dẫn đến sự thất bại trong xã hội dù bất kể bạn là ai hay đang ở đâu" và nhân vật điển hình cho sự thất bại này đó chính là Julien Sorel, kết cuộc mà chàng nhận được không phải là địa vị cũng không phải là tiền bạc càng không thể là sự giàu sang mà cái chết bằng cách xử tự là cái kết đắng mà chàng phải nhận. Bên cạnh đó tác phẩm xoay quanh 3 vấn đề chính: Một là năng lực thật thành công thật, hai là dục vọng là thứ dẫn đến sự thất bại và sự ly tàn và cuối cùng là mối hận thù sẽ dẫn đến sự tan rã trong cuộc sống.
Năng lực thật thành công thật
Cốt truyện trong tác phẩm "Đỏ và Đen" xoay quanh những sự cố gắng nỗ lực của nam nhân vật chính, chàng đã cố gắng học tập sở hữu được những trí thức mà bao người ao ước và ai cũng phải ngưỡng mộ về tài năng của chàng (cả những người ở giai cấp nông dân, giai cấp tu sĩ hay giai cấp tư sản đều ngưỡng mộ). Lúc đi làm việc ở nhà của ông De Renal, ông rất tin tưởng về học thức của chàng và ông đã mời chàng giảng dạy tiếng Latinh cho con của ông, ông có nói "Tôi đã nghe danh tiếng về Julien Sorel về khả năng tiếng Latinh nên ông mong muốn được Julien Sorel giảng dạy cho con của mình), về phía công việc khi chàng làm việc ở nhà ông bá tước thì luôn nhận được sự tin tưởng và tín nhiệm trong công việc từ phía ông bá tước đến nỗi phong chức cho chàng để xứng đôi với con gái của mình dù biết rằng xã hội ông sinh sống không chấp nhận con rễ xuất thân nghèo nàn, đối với ông bá tước thì trí thức của chàng nó còn giá trị hơn những cái được gọi là địa vị, danh vị. Qua những nội dung vừa phân tích có thể khẳng định năng lực thật sẽ mang lại những thăng hoa hay những thành công trong cuộc sống.
Dục vọng là thứ dẫn đến sự thất bại và sự ly tan trong cuộc sống
Qua cốt truyện chúng ta có thể nhận biết được hai nhân vật đã thể hiện sự dục vọng của mình rất rõ đó chính là Julien Sorel và bà De Renal. Sự dục vọng đã làm cho bà De Renal quên rằng mình đã có chồng, con, có một gia đình cần lo lắng, quên đi sĩ diện của mình chỉ lo đắm chìm trong tình yêu nửa mơ nửa thật nửa tỉnh nữa ảo mà bà và Julien Sorel đã dựng nó lên. Còn về phía Julien Sorel đã quên đi xuất thân của bản thân, quên những điều cần tránh khi yêu đó chính là không nên yêu người đã có chồng bởi vì đó là điều mà đang huỷ hoại gia đình và tương lai của những đứa con trong gia đình, nhưng do dục vọng và tham vọng quá mức nên chàng đã quên hẳn điều này. Chính tay chàng đã tự huỷ hoại cuộc sống của mình khi dấn thân vào mối tình với vợ của ông De Renal điều này được thể hiện rõ lúc chàng chuẩn bị kết hôn với tiểu thư Matheilde thì bị gia đình của ông và bà De Renal viết thư gửi ông bá tước đến mức độ chàng không lường trước được tình huống này sẽ xảy ra. Còn về phía bà De Renal thì bị chính Julien Sorel rượt bắn bà trọng thương, điều bà làm không chỉ huỷ hoại chính bản thân mà còn dẫn đến sự ly tan trong gia đình bà.
Mối hận thù sẽ dẫn đến sự tan rã
Julien Sorel là nhân vật điển hình cho những mối hận thù đó, nhân vật này là tuýp người tham vọng và làm mọi thứ để đạt được tham vọng của mình, cụ thể để dấn thân vào giới thượng lưu ngoài năng lực bản thân chàng còn lợi dụng tình yêu giữa chàng với bà De Renal, tiếp đến lợi dụng tình yêu của mình với cô tiểu thư Mathe. Do căm thù với bà De Renal vì dám gửi thư cho ông bá tước ngay giờ phút chàng sắp trở thành con rể của ngài bá tước nên chàng đã đi kiếm bà De Renal để trà thù kết thúc câu chuyện chàng đã bị xử tử. Mối hận thù này đã làm cho chàng mất đi tất cả, mất cả bà De Renal và mất cả tiểu thư, đặc biệt cái kết cay đắng là cái chết.
2.2. Truyện "Kolab Pailin"
Vấn đề tình yêu được tác phẩm đề cập đến là sự chung thuỷ, tình yêu xuất phát từ trái tim của hai nhân vật chính không phải do âm mưu hay sử dụng tình yêu làm bàn đạp để đạt được địa vị và danh dự như tác phẩm "Đỏ và Đen" mà nó chính là tình yêu đích thực được dựng lên xuất phát từ sự rung động của hai con tim, kết thúc cho một cuộc tình yêu này là hôn nhân, hôn nhân đã đi trước thời đại và rất văn minh trong việc tháo bỏ rào cản cái được gọi là "giai cấp hay sự phân biệt giàu nghèo" và chính điều này đã làm cho tác phẩm này thật sự là một kiệt tác cho văn học Khmer hiện đại với lối sáng tác tuyệt vời của tác giả. Tác phẩm cũng đã làm thay đổi suy nghĩ của mọi người trong hiện tại và tương lai với hai từ gọi là giàu nghèo, cụ thể Chit một thanh niên tài giỏi, hiền lành lại rất mẫu mực đạo đức chàng đã chinh phục được cô nàng Khun Neary con gái cưng của ông Luong Rattân chủ mỏ than rất giàu có ở PaiLin, do Chit có năng lực, hiền lành lại rất chuẩn mực đạo đức nên dù ai mà tiếp xúc với Chit dù người đó giàu hay nghèo đều dành trọn sự khâm phục và sự yêu thương dành cho cậu nên đó cũng là một giá trị nhân văn mà tác giả thành công trong việc xây dựng hình tượng nhân vật mẫu mực. Bên cạnh tình yêu mà tác giả đề cập đến, tác phẩm cũng là một kiệt tác ghi dấu ấn cho văn học Khmer hiện đại vì tác giả đã đề cập đến tính dục rất cao trong việc giáo dục đến các thế hệ tương lai đó chính là "người tốt việc tốt, tốt từ tâm đến hành động và sự nỗ lực là chìa khoá dẫn đến sự thành công và là chìa khoá kết nối sự yêu thương đến vạn người vạn nơi". Bên cạnh đó tác phẩm xoay quanh 4 vấn đề chính: Một là nghị lực vươn lên của đứa trẻ mồ côi cùng với lời dặn dò của người đã lâm chung, hai là giá trị của công việc thủ công, ba là gieo nhân nào nhặt quả nấy và cuối cùng đó chính là tình yêu đích thực nhờ vào tri thức và sự nỗ lực.
Nghị lực vươn lên của đứa trẻ mồ côi cùng với lời dặn dò của người lúc lâm chung
Chit xuất thân trong một gia đình nông dân nghèo khổ, cha của Chit mất sớm do căn bệnh hiểm nghèo nên Chit là đứa trẻ mồ côi sống một mình và cố gắng vượt qua cuộc sống bằng chính nghị lực của bản thân, Chit lúc nào cũng nhớ đến lời dặn của cha mình và xem đó là công thức của sự vươn lên là liều sức mạnh để Chit có thể vượt qua mọi sóng gió của cuộc sống. Lúc ông Cheom còn sống ông luôn dặn dò chỉ bảo con của mình phải biết nhường nhịn, cố gắng nỗ lực thì dù có khó khăn đến đâu mọi thứ sẽ vượt qua. Chit một đứa con ngoan lại chịu khó học hỏi dù sống một mình nhưng Chit luôn nỗ lực không bao giờ than phiền và luôn tiên phong giúp đỡ yêu thương mọi người lúc gặp hoạn nạn nên lúc nào Chit cũng nhận được sự yêu thương và san sẻ từ mọi người. Cụ thể: Lúc Chit là công nhân ở mỏ than thì tất cả công nhân ở đây đều yêu thương và tôn trọng về năng lực và sự nỗ lực của Chit, về phía chủ nhân thì luôn tin cậy và giao nhiệm vụ cho Chit. Đó là thành quả mà Chit đạt được bằng chính sự nỗ lực và năng lực của bản thân.
Giá trị của công việc thủ công
Chit là một nhân vật điển hình cho mọi người thấy được giá trị của công việc thủ công, Chit nói "Công việc nào cũng có giá trị của nó, quan trọng bản thân người làm nó hãy trao cho nó những giá trị đó". Bên cạnh đó, Chit là người có một suy nghĩ rất tích cực trong cuộc sống và luôn truyền năng lượng tích cực cho mọi người ở bất cứ nơi nào mà Chit đến hay Chit làm, cụ thể Chit đã truyền năng lượng cho công nhân mỏ than và ông chủ mỏ than. Chit nói rằng "Công việc thủ công là công việc đang chứng minh sự kiên nhẫn, sự nỗ lực của chúng ta và là công việc đang tạo điều kiện để chúng ta nhận thấy được giá trị của đồng tiền để từ đó chúng ta cùng nhau trao tặng giá trị cho công việc thủ công". Nhờ những câu nói đó mà công nhân ở mỏ than họ luôn nỗ lực trong công việc và đã có những thành quả tốt trong công việc dành cho chủ nhân của mình. Chủ nhân rất hãnh diện và may mắn khi có những công nhân như Chit và ông luôn tin tưởng Chit trong mọi việc dù đó là việc nhỏ hay việc lớn.
Gieo nhân nào nhặt quả nấy
Dù trong tác phẩm tác giả không phân tích hay nêu rõ nhân vật nào làm việc tốt nhận được thành quả tốt hay nhân vật nào làm việc xấu nhận được thành quả xấu nhưng qua những tình tiết câu chuyện tác giả đã cho chúng ta thấy được tư tưởng về đạo đức nhân sinh của Phật giáo là một tư tưởng xuyên suốt và ảnh hưởng sâu sắc đến đời sống của người Khmer thông qua triết lí "Tự lực cánh sinh" và giáo dục người Khmer hay tin vào triết lí "gieo nhân nào nhặt quả nấy". Cụ thể Chit là nhân vật tượng trưng cho người tốt việc tốt và nhặt được những thành quả tốt trong công việc, Chit một cậu bé mồ côi luôn nỗ lực, làm việc tốt, giúp đỡ mọi người không bàn đến tính mạng và thành quả đạt được chính là sự tin tưởng, sự yêu thương và đã vượt qua được rào cản giai cấp lúc bấy giờ. Còn nhân vật Ba lat và Ông chủ Phan là nhân vật tượng trưng cho người xấu việc xấu và nhặt được nghiệp xấu từ cuộc sống, hai nhân vật này luôn làm những việc xấu, những việc mờ ám và luôn có những âm mưu để chiếm đoạt tài sản của ông Luong Rattana, trong đó nhân vật Ba Lat là nhân vật luôn có những mối thù không tên với cậu Chit bởi vì thấy cậu Chit được lòng nàng Khun Neary và ông Luong Rattana yêu thương nên lúc nào cũng có những âm mưu để hãm hại và vu khống cho Chit nhưng những việc làm đồi bại đó không thể nào thắng được hãy hãm hại được sự trung thực và sự nỗ lực của Chit, nên cuối câu chuyện ta thấy rằng BaLat không những không chiếm được khối tài sản từ gia đình ông Loung Rattana mà còn mất luôn cả tình yêu mà anh đã cố gắng gây dựng với nàng Khun Neary.
Tình yêu đích thực nhờ vào sức mạnh trí óc và sự nỗ lực
Mối tình đôi trai gái trong câu chuyện là một mối tình vượt rào cản về sự phân biệt giàu nghèo, tác giả đã dựng cho bản thân mình một lối sáng tác riêng vì đã làm được điều mà bao tác giả khác mong muốn liên quan đến chủ đề "làm sao có thể vượt khỏi những câu chuyện không có sự phân biệt giàu nghèo trong xã hội Khmer" đó là một thành công gây dấu ấn và mang đậm nét riêng dành cho tác giả Nhok Them. Mối tình vượt qua rào cản giàu nghèo ở đây là mối tình giữa cậu Chit xuất thân từ một gia đình nông dân nghèo lại mồ côi và nàng Khun Neary con gái của chủ mỏ than giàu có lại có địa vị trong xã hội, hai người tượng trưng cho hai cấp bậc hoàn toàn khác nhau trong xã hội, người thì quá thấp cổ bé họng người thì rất giàu lại có địa vị trong xã hội, nhưng nhờ vào sức mạnh trí óc và sự nỗ lực không ngừng đã giúp cho mối tình này trở nên tuyệt đẹp, cụ thể sức mạnh trí óc ở đây đó chính là cách giải quyết công việc của Chit rất hiệu quả và mang lại lợi ích cho công việc rất cao, sức mạnh này còn thể hiện qua những lần mà Ba Lat hãm hại Chit nhưng chưa một lần thành công dù có 1 lần muốn giết hại Chit, ông Luong Rattana là người khá kĩ tính và luôn suy nghĩ thật kĩ khi giao việc cho một ai đó nhưng qua những ngày tháng làm việc với Chit thì ông đã trao trọn niềm tin vào tri thức và cách xử lý công việc của Chit nên Chit đã tạo được thương hiệu riêng cho bản thân mình. Bên cạnh những sức mạnh đó thì sự nỗ lực của Chit luôn giữ trong mình và truyền cảm hứng cho mọi người nên Khun Neary ban đầu cũng ngó lơ với chàng trai này nhưng những điều chàng trai này làm đã chinh phục được trái tim của cô Khun Neary và đã yêu chàng một cách say mê.
Kết luận
Tóm lại, việc nghiên cứu so sánh hai tác phẩm văn học của hai nước giúp mở rộng thêm những kiến thức mới mẻ, thật sự giúp cho chúng ta mở rộng kiến thức, liên hệ so sánh những điểm giao nhau văn học giữa hai nước và những điểm khác nhau về chủ đề và nội dung cốt lõi của hai tác phẩm dù ở hai nơi khác nhau, hai tác giả khác nhau nhưng hai tác giả vẫn có điểm chung đó chính là sự nỗ lực là chìa khoá thành công ở mọi lúc mọi nơi, bên cạnh trong việc giảng dạy và nghiên cứu thì cũng giúp cho người học hay nghiên cứu dễ tiếp nhận nội dung và điểm nổi bật của tác phẩm văn học mà ta đem so sánh.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.
Đăng nhập để tham gia bình luận
Đăng nhập với
Facebook Google