Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc: Thị trường chứng khoán là kênh huy động vốn trung và dài hạn tốt

Nhật Minh (tổng hợp)
23:57 - 02/06/2022
Công dân & Khuyến học trên

Lãnh đạo Bộ Tài chính cho biết Bộ đang rà soát và hoàn thiện khung pháp lý để thị trường chứng khoán, trái phiếu doanh nghiệp phát triển minh bạch, rõ ràng hơn.

‏‏Ngày 2/6, tại kỳ họp Quốc hội khóa XV, tiếp tục phiên thảo luận về tình hình kinh tế - xã hội và ngân sách Nhà nước. Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc đã tham gia giải trình một số vấn đề mà các đại biểu Quốc hội nêu lên ý kiến về lĩnh vực chứng khoán, trái phiếu doanh nghiệp...

Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc: Thị trường chứng khoán là kênh huy động vốn trung và dài hạn tốt - Ảnh 1.

Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc phát biểu. (Ảnh: quochoi.vn)

‏Liên quan tới thị trường trái phiếu, ngoài trái phiếu Chính phủ, trái phiếu doanh nghiệp, Bộ trưởng Phớc đã nêu rõ, trong năm 2021, GDP của lĩnh vực này tương đương 15%, đạt 1.374.000 tỷ, so với khu vực thì vẫn còn thấp, như Nhật Bản là 17,4%, Hàn Quốc là 86,4%, Trung Quốc 35,6%, Thái Lan gần 25%, Singapore 36%, Malaysia 56%,… tất cả cho thấy ta có tiềm năng rất tốt để huy động vốn bằng trái phiếu doanh nghiệp. Hiện mới chỉ chiếm 10% vốn tín dụng các ngân hàng.‏

Mặc dù thời gian qua vẫn còn một số vụ việc sai phạm về vi phạm Luật Chứng khoán và các Nghị định liên quan như thao túng chứng khoán, lừa dối khách hàng, giả mạo hồ sơ, tài liệu,... đã được các cơ quan pháp luật xử lý nghiêm minh. Tuy nhiên, Bộ trưởng Phớc cho rằng, thị trường chứng khoán vẫn là kênh huy động vốn trung và dài hạn tốt.‏

‏"Bộ Tài chính đang trình Chính phủ ban hành Nghị định để thực hiện một cách minh bạch hơn, tốt hơn, bịt lỗ hổng trong thị trường chứng khoán. Bên cạnh đó là sửa đổi Luật Chứng khoán"

Bộ trưởng Hồ Đức Phớc cho biết.

‏‏Ngoài giải pháp tập trung vào chính sách tiền tệ, chính sách tài khóa, quản lý giá, thì vấn đề hết sức quan trọng là phải tăng năng lực sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, tái cơ cấu, tăng cường sản xuất kinh doanh trong nước. Có như vậy, thì mới tạo ra được sản phẩm, nâng cao được thu nhập của người dân và doanh nghiệp. Từ đó mới chống được lạm phát.‏

‏Theo đại biểu Lý Tiết Hạnh (Bình Định), thời gian qua thị trường chứng khoán, thị trường vốn, đã có sự phát triển nhất định. Tuy nhiên, đã xuất hiện một số vụ việc và biểu hiện không lành mạnh trong thị trường chứng khoán, trái phiếu, như thao túng thị trường, che giấu thông tin, trục lợi,... làm ảnh hưởng đến an toàn tín dụng, an toàn của nền kinh tế - tài chính đất nước.‏

‏Do đó, các đại biểu cũng đề nghị các Bộ, ngành cần rà soát các quy định của pháp luật về chứng khoán và phát hành cổ phiếu doanh nghiệp, quản lý chặt chẽ việc phát hành cổ phiếu doanh nghiệp riêng lẻ thông qua sửa Luật Chứng khoán, Luật Doanh nghiệp và các Nghị định liên quan.

‏Thông qua các ý kiến, Bộ trưởng Bộ Tài chính nhất trí với các đề nghị của các Đại biểu Quốc hội về việc sửa đổi Luật Chứng khoán, vì quy định hiện hành không khống chế điều kiện phát hành, ví dụ như doanh nghiệp lỗ cũng được phát hành; không khống chế về mục đích phát hành như không quy định về vốn, nợ, chỉ tiêu nợ trên vốn chủ sở hữu.‏‏