Bỏ quy định chứng chỉ hành nghề khỏi Luật Nhà giáo
Dự thảo lần thứ 5 Luật Nhà giáo trình tại phiên họp Thường vụ Quốc hội vừa qua không còn quy định về chứng chỉ hành nghề đối với nhà giáo.
Lý giải về việc rút quy định chứng chỉ hành nghề khỏi dự thảo Luật Nhà giáo sắp trình Quốc hội, ông Vũ Minh Đức, Cục trưởng Cục Nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục Bộ Giáo dục và Đào tạo, đại diện ban soạn thảo, cho rằng: "Vì đây là một nội dung mới, cần phải thận trọng nên ban soạn thảo đã không đưa vào dự thảo luật ở thời điểm này và sẽ tiếp tục nghiên cứu, tổ chức thí điểm. Có thể nội dung này sẽ được đưa trở lại ở chu kỳ sửa đổi, bổ sung luật".
Liên quan đến việc bỏ quy định chứng chỉ hành nghề khỏi Luật Nhà giáo, nhiều giáo viên cho rằng đây là việc làm là hoàn toàn đúng đắn vì những lí do sau đây.
Thứ nhất, sinh viên ở các trường đại học sư phạm trước khi ra trường đã được thực hành, thực tập sư phạm được quy định tại Điều 4 Quyết định 36/2003/QĐ-BGDĐT.
Cùng với đó, người có bằng cử nhân chuyên ngành phù hợp và có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm thì vẫn được làm giáo viên theo quy định tại Điều 72 Luật Giáo dục.
Thứ hai, hàng năm, giáo viên được đánh giá viên chức theo quy định. Giáo viên sẽ bị tinh giản biên chế nếu chưa đạt trình độ đào tạo theo tiêu chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ.
Hoặc giáo viên có 02 năm liên tiếp liền kề tại thời điểm xét tinh giản biên chế, viên chức có 01 năm xếp loại chất lượng ở mức hoàn thành nhiệm vụ và 01 năm không hoàn thành nhiệm vụ nhưng không thể bố trí việc làm khác phù hợp.
Thứ ba, nhiều giáo viên khẳng định, thêm chứng chỉ sẽ gây lãng phí thoi72 gian, công sức, tiền bạc, không ai có thể đảm bảo rằng người có chứng chỉ hành nghề thì sẽ dạy tốt.
Như vậy, chất lượng của nhà giáo hay một sản phẩm nào đều không phụ thuộc bất kỳ một thủ tục quản lý hành chính nào cả. Ngành giáo dục hãy nghĩ cách đào tạo có chất lượng và bồi dưỡng giáo viên thường xuyên để nâng cao chất lượng dạy học.
Thứ tư, giấy phép hành nghề chẳng khác gì một dạng "giấy phép con", có thể phát sinh bất cập với cơ chế "xin – cho" như hiện nay, tạo sự khó khăn thêm cho giáo viên.
Nếu phải có "giấy phép con" là chứng chỉ hành nghề, nhà giáo trước mắt đã thấy "mất", gây thêm phiền toái cho mình, còn chuyện "được" thì cũng chưa lượng hoá được.
Hiện nay, chuẩn nghề nghiệp giáo viên được quy định trong Luật Giáo dục. Giáo viên, giảng nếu đáp ứng được các điều kiện theo quy định sẽ được xét thăng hạng III, II, I. Đây là cơ sở để xếp lương nhà giáo trong các cơ sở giáo dục công lập.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.
Đăng nhập để tham gia bình luận
Đăng nhập với
Facebook Google