Ban hành cáo trạng vụ "chuyến bay giải cứu" 2: Nhiều tội danh "Nhận hối lộ"
Viện Kiểm sát nhân dân tối cao vừa ban hành cáo trạng vụ án "Nhận hối lộ; đưa hối lộ; lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ và che giấu tội phạm" xảy ra tại Thái Nguyên và một số tỉnh, thành phố.
Ban hành cáo trạng vụ án liên quan tới "chuyến bay giải cứu", xác định tội danh
Ngày 23/10, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao ban hành cáo trạng vụ án "Nhận hối lộ; đưa hối lộ; lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ và che giấu tội phạm" xảy ra tại Thái Nguyên và một số tỉnh, thành phố.
Viện Kiểm sát nhân dân tối cao truy tố 17 bị can về 4 tội danh gồm: Nhận hối lộ; đưa hối lộ; lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ và che giấu tội phạm.
Trong đó bị can Trần Tùng (nguyên Phó giám đốc Sở Ngoại vụ tỉnh Thái Nguyên) bị truy tố về hai tội danh gồm "Nhận hối lộ" và "Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ".
5 bị can bị truy tố về hành vi "Nhận hối lộ" gồm: Trần Thị Quyên (Giám đốc Công ty Sen vàng Đất Việt); Lê Thị Phượng (nguyên chuyên viên Phòng khoa giáo Văn xã, Văn phòng UBND tỉnh Hải Dương); Nguyễn Văn Văn (nguyên Phó giám đốc Sở Y tế tỉnh Quảng Nam); Lê Ngọc Tường (nguyên Phó giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Quảng Nam); Nguyễn Mạnh Trường (nguyên chuyên viên Phòng vận tải hàng không, Cục Hàng không Việt Nam, Bộ Giao thông vận tải).
Trong đó, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao truy tố 17 bị can về 4 tội danh gồm: Nhận hối lộ; đưa hối lộ; lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ và che giấu tội phạm.
Trong đó bị can Trần Tùng (nguyên Phó giám đốc Sở Ngoại vụ tỉnh Thái Nguyên) bị truy tố về hai tội danh gồm "Nhận hối lộ" và "Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ".
5 bị can bị truy tố về hành vi "Nhận hối lộ" gồm: Trần Thị Quyên (Giám đốc Công ty Sen vàng Đất Việt); Lê Thị Phượng (nguyên chuyên viên Phòng khoa giáo Văn xã, Văn phòng UBND tỉnh Hải Dương); Nguyễn Văn Văn (nguyên Phó giám đốc Sở Y tế tỉnh Quảng Nam); Lê Ngọc Tường (nguyên Phó giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Quảng Nam); Nguyễn Mạnh Trường (nguyên chuyên viên Phòng vận tải hàng không, Cục Hàng không Việt Nam, Bộ Giao thông vận tải).
Tội "nhận hối lộ" được quy định xử phạt thế nào?
Theo Bộ luật Hình sự năm 2015 thì hình phạt đối với người nhận hối lộ, người phạm tội nhận hối lộ sẽ bị xử lý như sau:
"Khung 1:
Phạt tù từ 02 năm đến 07 năm đối với hành vi sau:
- Nhận tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác trị giá từ 2 triệu đồng đến dưới 100 triệu đồng hoặc dưới 2 triệu đồng nhưng đã bị xử lý kỷ luật về hành vi này mà còn vi phạm hoặc đã bị kết án về một trong các tội quy định tại Mục 1 Chương XXIII về các tội phạm tham nhũng của Bộ luật Hình sự 2015, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;
- Lợi ích phi vật chất.
Khung 2:
Phạt tù từ 07 năm đến 15 năm đối với người phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau:
- Có tổ chức;
- Lạm dụng chức vụ, quyền hạn;
- Của hối lộ là tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác trị giá từ 100 triệu đồng đến dưới 500 triệu đồng;
- Gây thiệt hại về tài sản từ 1 tỷ đến dưới 3 tỷ đồng;
- Phạm tội 02 lần trở lên;
- Biết rõ của hối lộ là tài sản của Nhà nước;
- Đòi hối lộ, sách nhiễu hoặc dùng thủ đoạn xảo quyệt.
Khung 3:
Phạt tù 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình đối với người phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau:
- Của hối lộ là tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác trị giá 1 tỷ đồng trở lên;
- Gây thiệt hại về tài sản 5 tỷ đồng trở lên.
Hình phạt bổ sung:
- Người có chức vụ, quyền hạn trong các doanh nghiệp, tổ chức ngoài Nhà nước mà nhận hối lộ, thì bị xử lý theo quy định tại Điều 354 Bộ luật Hình sự năm 2015.
- Ngoài ra người phạm tội còn bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ 01 năm đến 05 năm, có thể bị phạt tiền từ 30 triệu đồng đến 100 triệu đồng, tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản".
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.
Đăng nhập để tham gia bình luận
Đăng nhập với
Facebook Google