Mô hình 6 mũ tư duy và kỹ năng tư duy phản biện

CDKH
14:22 - 26/04/2024
Công dân & Khuyến học trên

Mô hình 6 mũ tư duy (6 Thinking Hats) là phương pháp tư duy khoa học do Edward de Bono đưa ra năm 1980, sau đó in thành sách vào năm 1985.

Mô hình 6 mũ tư duy và kỹ năng tư duy phản biện- Ảnh 1.

“6 mũ tư duy” là phương pháp sử dụng 6 chiếc mũ ẩn dụ, tượng trưng cho các kiểu suy nghĩ khác nhau. Đây là phương pháp được sử dụng trong các buổi tư vấn tư duy phản biện nhằm đạt được những mục tiêu cụ thể như giải quyết một vấn đề, thảo luận về một lập luận, xây dựng kế hoạch, phân tích các quá trình tư duy sáng tạo.

6 mũ tư duy là phương pháp do Edward de Bono đưa ra năm 1980, sau đó in thành sách vào năm 1985

6 mũ tư duy là 6 lối tư duy (hay còn gọi là mô thức tư duy) dùng trong tư duy phản biện. Khi một người đứng ra phản biện một vấn đề nào đó, họ có thể vận dụng một hay đồng thời các lối tư duy, và hình dung họ đội cái mũ màu gì khi phản bác một dự án, một chương trình, một kết quả nghiên cứu.

- Mũ trắng: Dữ liệu, khách quan. Màu trắng đại diện cho phương diện dữ liệu trong tư duy, gồm những thông tin khách quan. Đứng trước một vấn đề được đưa ra, người phản biện sẽ làm những việc sau:

- Mũ đỏ: Trực giác, cảm tính. Mũ đỏ đại diện cho tư duy về phương diện cảm tính, trực giác. Người mũ đỏ sẽ phát biểu dựa vào những cảm xúc mà không đưa ra những luận chứng, lí lẽ hay giải thích về vấn đề đang giải quyết.

- Mũ xanh lá cây: Sáng tạo. Mũ xanh lá cây đại diện cho tư duy sáng tạo. Màu này thể hiện sức sống mạnh mẽ, không ngừng sinh sôi, nảy nở. Người tư duy mũ xanh thường dễ tìm ra những giải pháp sáng tạo để giải quyết vấn đề.

- Mũ vàng: Tích cực. Mũ màu vàng đại diện cho tư duy theo chiều hướng tích cực. Người đội mũ vàng thường có những ý kiến logic chặt chẽ và lạc quan về vấn đề được đặt ra, thường mang lại lợi ích khi ứng dụng ý kiến này. Cách tư duy này sẽ tạo nên động lực để tiếp tục giải quyết vấn đề đến chiều sâu cần thiết.

- Mũ đen: Điểm tối. Màu đen đại diện cho lối tư duy sâu sắc, nhận ra những điểm tối, những điểm tiêu cực trong vấn đề đưa ra như trong một dự án, một chương trình, một đề tài. Những người đội chiếc mũ này, trong tư duy thường tỏ ra thận trọng, giải quyết vấn đề luôn tìm cách tránh sự cố, rủi ro và tìm những phương án dự phòng, những giải pháp kịp thời điều chỉnh mỗi khi có phát sinh trong triển khai công việc.

- Mũ xanh dương: Tổng kết kết quả. Màu xanh dương đại diện cho lối tư duy tổ chức, giúp cho người ta hệ thống hóa các vấn đề, dễ nhìn ra những mảng sáng, mảng tối để điều chỉnh, kiểm soát tiến trình tư duy của các mũ xanh, đỏ, vàng, đen và xanh lá cây.

Bình luận của bạn

Bình luận