5 nước ASEAN sẽ kết nối hệ thống thanh toán xuyên biên giới

PV
11:57 - 15/11/2022
Công dân & Khuyến học trên

Hệ thống thanh toán xuyên biên giới giữa 5 nước ASEAN gồm Thái Lan, Singapore, Malaysia, Philippines, Indonesia sẽ được kết nối toàn diện vào năm tới 2023.

Ngày 14/11, Ngân hàng trung ương 5 quốc gia thành viên ASEAN – bao gồm Ngân hàng Indonesia, Ngân hàng Negara Malaysia, Bangko Sentral ng Pilipinas, Cơ quan tiền tệ Singapore và Ngân hàng Thái Lan - đã nhất trí tăng cường hợp tác trong lĩnh vực kết nối thanh toán trong khu vực.

Chương trình hợp tác sẽ giúp hiện thực hóa các công tác hỗ trợ các thanh toán xuyên biên giới, nhanh, hiệu quả hơn giữa các quốc gia. 

Trước đó, thống đốc Ngân hàng Trung ương Indonesia (BI) Perry Warjiyo cho biết hệ thống thanh toán xuyên biên giới giữa 5 nước ASEAN gồm Thái Lan, Singapore, Malaysia, Philippines và Indonesia sẽ được kết nối toàn diện vào năm tới.

Hồi cuối tháng 8 vừa qua, BI và Cơ quan tiền tệ Singapore (MAS) đã nhất trí hợp tác thanh toán bằng mã QR giữa hai nước nhằm khuyến khích kết nối thanh toán trong ASEAN.

 5 nước ASEAN sẽ kết nối hệ thống thanh toán  - Ảnh 1.

5 nước ASEAN gồm Thái Lan, Singapore, Malaysia, Philippines và Indonesia sẽ được kết nối toàn diện

vào năm tới.

Sáng kiến này đánh dấu cột mốc quan trọng trong việc tăng cường hợp tác tài chính giữa Indonesia và Singapore.Indonesia triển khai mã QR kết nối hệ thống thanh toán trong ASEAN.

Kế hoạch hợp tác giữa hai nước sẽ được triển khai trong nửa cuối năm 2023, cho phép người dùng tiến hành thanh toán nhanh chóng, an toàn và hiệu quả bằng cách quét mã QR tiêu chuẩn Indonesia (QRIS) hoặc mã NETS QR của Singapore.

Theo BI, sáng kiến khuyến khích số hóa các khoản thanh toán xuyên biên giới là ưu tiên của Indonesia trong nhiệm kỳ Chủ tịch Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20) năm 2022 và Hội nghị Thống đốc Ngân hàng Trung ương ASEAN vào tháng 4/2022.

Sáng kiến này phù hợp với nỗ lực của G20 nhằm khắc phục những trở ngại tiềm ẩn trong các hoạt động thanh toán xuyên biên giới trên toàn cầu và hỗ trợ tăng trưởng kinh tế trong giai đoạn hậu đại dịch.

Riêng đối với Indonesia, sáng kiến này là một cột mốc quan trọng trong Kế hoạch tổng thể xây dựng Hệ thống thanh toán Indonesia 2025.

Nguồn: Tổng hợp