Làm sao để triệt “đất sống” của lạm thu trong trường học?

19:00 - 16/10/2023

Tình trạng lạm dụng xã hội hóa để “lách luật”, “biến tấu” các khoản thu tiền trường, biến lạm thu trong trường học ngày càng trở nên trầm trọng. Cần phải xử lý nghiêm khắc hiệu trưởng nếu để xảy ra lạm thu; qua đó đảm bảo tính răn đe, không để lạm thu trở thành vấn đề “đến hẹn lại lên” vào đầu năm học.

23 triệu gia đình có con đang độ tuổi phổ thông đều mong muốn ngành giáo dục phải chỉ đạo quyết liệt, mạnh mẽ hơn nữa để chấn chỉnh tình trạng lạm thu. Tăng cường phát huy dân chủ trong việc bàn bạc, thỏa thuận các khoản thu tự nguyện giữa nhà trường, Ban đại diện cha mẹ học sinh và phụ huynh học sinh. Tránh tình trạng áp đặt, gây hiểu lầm và phản ứng của phụ huynh học sinh, làm ảnh hưởng đến hình ảnh và uy tín của ngành giáo dục.

Nhìn vào thực tế, theo Thông tư 55/2011/TT-BGDĐT về Điều lệ Ban đại diện cha mẹ học sinh, do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành, đã quy định rõ 7 khoản ủng hộ mà Ban đại diện cha mẹ không được phép thu, chẳng hạn: Mua sắm máy móc, trang thiết bị đồ dùng dạy học cho trường; Vệ sinh lớp học, vệ sinh trường; Cơ sở vật chất của nhà trường; Khen thưởng cán bộ quản lý, giáo viên... Nhưng nhiều phụ huynh cho hay, cả 7 khoản cấm trong thông tư này đều đang bị lạm thu, được hợp lý hóa bằng các uyển ngữ như “trên tinh thần tự nguyện”, “ nhằm phục vụ tốt hơn cho việc học của con em mình.

Link nội dung: https://congdankhuyenhoc.vn/lam-sao-de-triet-dat-song-cua-lam-thu-trong-truong-hoc-179231016170956851.htm