Đề thi Ngữ văn: Cách vượt lên nỗi đau trong cuộc đời

14:23 - 20/05/2024

Câu nghị luận xã hội đề thi thử tốt nghiệp môn Ngữ văn của liên trường trung học phổ thông Nghệ An yêu cầu học sinh bàn về cách vượt lên nỗi đau trong cuộc đời.

Đề thi Ngữ văn: Cách vượt lên nỗi đau trong cuộc đời- Ảnh 1.

Gợi ý đáp án

I. ĐỌC HIỂU

Câu 1. Thể thơ tự do.

Câu 2. Theo tác giả, cuộc đời không đơn giản là vì: có vị đắng thú vị của cà phê, vị cay xé lưỡi của trái ớt; vị chát chua của trái chanh vừa mới bứt.

Câu 3. Ẩn dụ: "mưa" chỉ những rào cản, trắc trở, khó khăn; "nắng" là những điều tươi sáng, đẹp đẽ. Tác dụng: tăng sức gợi hình, gợi cảm cho câu thơ. Khẳng định khó khăn, trắc trở sẽ qua, những điều tốt đẹp nhất định sẽ tới. Bộc lộ niềm tin, tinh thần lạc quan của tác giả.

Câu 4. Học sinh bày tỏ quan điểm của bản thân: đồng tình/ không đồng tình/ đồng tình một phần. Lý giải hợp lí, thuyết phục.

II. LÀM VĂN

Câu 1. Cách vượt lên nỗi đau trong cuộc sống: Để vượt lên nỗi đau trong cuộc sống chúng ta phải nhận thức được nỗi đau, sự tổn thương là một điều không thể tránh khỏi; phải biết chấp nhận và đối mặt với những nỗi đau ấy, xem nỗi đau như một món quà; giữ vững niềm tin vào cuộc sống đồng thời tìm kiếm niềm vui trong những hoạt động, công việc mà ta đam mê,…

Câu 2. Phân tích đoạn trích, từ đó nhận xét nét độc đáo trong nghệ thuật kể chuyện của nhà văn Tô Hoài trong đoạn trích.

Giới thiệu khái quát về tác giả Tô Hoài tác phẩm "Vợ nhặt" và vấn đề nghị luận

- Số phận đau khổ, bất hạnh của Mị:

Mị bị bóc lột sức lao động: Chuỗi công việc không dứt, không ngơi nghỉ, chồng chất, cứ lặp đi lặp lại; so sánh theo lối vật hóa.

Mị bị áp chế về mặt tinh thần, trở nên vô cảm, tê liệt, cam chịu: ở lâu trong cái khổ, Mị quen khổ rồi; Mị cúi mặt, không nghĩ ngợi nữa; Mỗi ngày Mị càng không nói, lùi lũi như con rùa trong xó cửa; căn buồng Mị ở.

- Sức sống mãnh liệt trỗi dậy, khao khát tự do hạnh phúc: hành động thắp sáng căn buồng và sửa soạn đi chơi.

- Nghệ thuật xây dựng nhân vật: Miêu tả tâm lí nhân vật rất tinh tế và chân thực. Ngôn ngữ phong phú gồm kể, tả và biểu cảm đặc biệt là ngôn ngữ độc thoại và lời nửa trực tiếp. Tác giả đã lựa chọn những chi tiết rất đặc sắc.

- Đánh giá chung về nội dung và nghệ thuật: bằng tài năng nghệ thuật, tác giả đã khắc họa bức tranh cuộc sống của những người nông dân miền núi dưới ách cai trị của bọn chúa đất phong kiến. Đó là một cuộc đời nghèo khổ, tủi nhục nhưng không cam chịu ách áp bức, không chịu giam hãm trong cuộc sống tăm tối nô lệ mà vùng lên phản kháng, qua đó cho thấy tấm lòng nhân đạo sâu sắc của nhà văn Tô Hoài.

Nhận xét về nghệ thuật kể chuyện độc đáo của nhà văn Tô Hoài trong đoạn trích

- Nghệ thuật kể chuyện: Ngôi kể thứ ba, điểm nhìn linh hoạt. Truyện được kể không theo trình tự thời gian, các sự kiện được lồng ghép một cách uyển chuyển và sáng tạo, đan xen đồng hiện giữa quá khứ và hiện tại, cách dẫn dắt tình tiết khéo léo.

Ngôn ngữ trần thuật đa dạng, sinh động, lời văn tinh tế, giàu tính tạo hình, mang phong vị miền núi. Giọng điệu trần thuật đa dạng và lôi cuốn, giọng điệu của tác giả có đôi lúc nhập hòa vào dòng tâm tư của nhân vật Mị, tạo thành lời văn nửa trực tiếp, nhịp kể chậm rãi.

- Nhận xét: Nghệ thuật kể chuyện hấp dẫn độc đáo, làm nên nét riêng trong sáng tác của Tô Hoài. Đồng thời, qua đó thể hiện tình cảm của Tô Hoài với mảnh đất và con người Tây Bắc.

Link nội dung: https://congdankhuyenhoc.vn/de-thi-ngu-van-cach-vuot-len-noi-dau-trong-cuoc-doi-179240520142327107.htm