Ngày 8/7: Giá vàng dừng đà lao dốc, tiền ảo và dầu thô diễn biến trái chiều

12:27 - 08/07/2022

Trong khi thị trường kim loại quý và dầu thô chứng kiến những ngày lao dốc, thị trường tiền ảo lại cho thấy sự phục hồi mạnh mẽ.

Giá vàng

Sáng 8/7, giá vàng trong nước ít biến động khi hầu hết các cơ sở kinh doanh giữ nguyên mức giao dịch của ngày trước đó. Hiện giá vàng trong nước được niêm yết quanh ngưỡng 68 triệu đồng/lượng ở cả hai chiều mua vào và bán ra.


Giá mua vào (VNĐ/lượng)Giá bán ra (VNĐ/lượng)

DOJI Hà Nội

67.800.000

68.400.000

DOJI Thành phố Hồ Chí Minh

67.900.000

68.400.000

SJC Thành phố Hồ Chí Minh

67.850.000

68.450.000

SJC Hà Nội

67.850.000

68.470.000

SJC Đà Nẵng

67.850.000

68.470.000

Phú Quý SJC

67.850.000

68.400.000

Vietinbank Gold

67.850.000

68.470.000

Tính đến 10 giờ sáng 8/7 (theo giờ Việt Nam), giá vàng thế giới neo ở mức 1.740,90 USD/ounce. Như vậy, kim loại quý chỉ nhích lên rất nhẹ so với ngày trước đó. 

Ngày 8/7: Giá vàng dừng đà lao dốc, tiền ảo và dầu thô diễn biến trái chiều  - Ảnh 2.

Diễn biến giá vàng thế giới tính đến sáng 8/7. Ảnh chụp màn hình: Kitco

Nguyên nhân của sự tăng nhẹ này được lý giải là nhờ sự phục hồi của giá dầu thô, cùng sự chững lại của đồng USD. Tuy nhiên, đà phục hồi của vàng tiếp tục bị kìm hãm bởi lợi suất trái phiếu kỳ hạn 10 năm tăng nhẹ.

Cụ thể, đà tăng của chỉ số US Dollar Index (DXY) đo lường biến động đồng bạc xanh với 6 đồng tiền chủ chốt (EUR, JPY, GBP, CAD, SEK, CHF) đã chững lại quanh mức 107. Còn lợi suất trái phiếu kho bạc kỳ hạn 10 năm của Mỹ đã quay trở lại mức trên 3%.

Mặc dù thị trường vàng lao dốc không phanh thời gian qua, nhưng Bloomberg Intelligence lại cho rằng kim loại quý này vẫn đang tăng cao hơn so với các hàng hóa khác và có khả năng bứt phá.

Theo chiến lược gia hàng hóa cấp cao Mike McGlone của Bloomberg Intelligence, vàng vẫn có thể được hưởng lợi và có khả năng sẽ quay trở lại mức 2.000 USD / ounce. Thậm chí, kim loại quý này đã sẵn sàng để bứt phá, trong khi đó các loại hàng hóa khác có nguy cơ đảo chiều trượt khỏi mốc cao nhất đạt được trong thời gian gần đây.

Ngày 8/7: Giá vàng dừng đà lao dốc, tiền ảo và dầu thô diễn biến trái chiều  - Ảnh 3.

Thị trường vàng, tiền ảo và dầu thô diễn biến trái chiều.

Giá Bitcoin

Ghi nhận vào sáng 8/7 (theo giờ Việt Nam), trên sàn CoinDesk, tiếp đà tăng, Bitcoin giao dịch ở ngưỡng 21.572 USD, tăng 4,7%, tương đương tăng 964 USD/coin.

Theo CoinMarketCap, trong 24 giờ qua, khối lượng giao dịch Bitcoin vào khoảng 25,8 tỉ USD, vốn hóa thị trường ở mức 412 tỉ USD.

Trên sàn Vicuta, giá mua vào Bitcoin tăng lên mức 505,5 triệu đồng, trong khi giá bán ra là 531,5 triệu đồng.

Theo sau đà tăng của đồng tiền ảo mạnh nhất thị trường, hàng loạt đồng tiền ảo vốn hóa lớn khác cũng tăng mạnh như Ethereum, Ripple, Cardano…

Đà tăng mạnh mẽ này giúp tổng vốn hóa thị trường tiền ảo vọt lên 955 tỉ USD, tương ứng mức tăng 3,6%.

Hiện vẫn chưa tại sao giá Bitcoin lại được đẩy lên cao trở lại nhanh như những ngày qua. Tuy nhiên, nhiều nhà giao dịch chuyên nghiệp vẫn cho rằng đà tăng này chỉ trong ngắn hạn. Trong dài hạn, Bitcoin có thể còn tiếp tục giảm. Ông Vijay Ayyar, Phó Chủ tịch Phát triển doanh nghiệp và quốc tế tại sàn giao dịch số Luno, dự báo Bitcoin chỉ có thể giao dịch trong khoảng từ 17.000 - 22.000 USD.

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam không chấp nhận các loại tiền ảo là tiền tệ cũng như là phương tiện thanh toán hợp pháp tại Việt Nam. Việc sở hữu, mua bán, sử dụng các loại tiền ảo như là một loại tài sản tiềm ẩn rất nhiều rủi ro cho người dân và không được pháp luật bảo vệ.

Giá dầu

Tính đến sáng 8/7 (theo giờ Việt Nam), trên sàn New York Mercantile Exchanghe, giá dầu thô ngọt nhẹ WTI giao tháng 9 đứng ở mức 99,13 USD/thùng, giảm 0,12 USD/thùng trong phiên. Tuy nhiên, nếu so với cùng thời điểm ngày 7/7, giá dầu WTI giao tháng 9/2022 đã tăng tới 4,62 USD/thùng.

Trong khi đó, giá dầu Brent giao tháng 9/2022 đứng ở mức 104,44 USD/thùng, giảm 0,21 USD/thùng trong phiên nhưng đã tăng tới 4,27 USD so với cùng thời điểm ngày 7/7.

Tiếp đà giảm, giá dầu ngày 8/7 lại giảm nhẹ, chủ yếu do lo ngại nhu cầu tiêu thụ dầu giảm do lo ngại suy thoái kinh tế toàn cầu và diễn biến tiêu cực của dịch COVID-19 ở Trung Quốc.

Mặt khác, giá dầu đã cũng được hỗ trợ bởi các yếu tố như đồng USD chững lại và nguồn cung dầu thô thắt chặt. Theo giới phân tích, nguồn cung dầu thô có nguy cơ giảm hơn nữa khi mà nguồn cung dầu của Nga có thể giảm dần trong thời gian tới, trong khi sản lượng của các nước OPEC khó duy trì.

Ngày 6/7, Tổng Giám đốc Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) Kristalina Georgieva đánh giá triển vọng kinh tế toàn cầu đang xấu đi đáng kể và không loại trừ khả năng suy thoái kinh tế toàn cầu sẽ diễn ra trong năm 2023. Những dấu hiệu cho thấy sự xấu đi là lạm phát tăng cao đang lan rộng, xu hướng tăng lãi suất ngày một lớn và rõ ràng, tăng trưởng kinh tế Trung Quốc chậm lại…

Citigroup cũng đã đưa ra dự báo về giá dầu có thể giảm xuống 65 USD/thùng vào cuối năm nay và chỉ còn 45 USD/thùng vào cuối năm 2023.

Tại Việt Nam, giá bán các mặt hàng xăng dầu tiêu dùng phổ biến trên thị trường như sau: 

Loại xăng/dầuGiá bán

Xăng E5 RON 92

30.890 đồng/lít

xăng RON95

32.760 đồng/lít

Dầu diezel 0.05S 

29.610 đồng/lít

Dầu hỏa

28.350 đồng/lít

Dầu mazut 180CST 3.5S

19.720 đồng/kg

Link nội dung: https://congdankhuyenhoc.vn/ngay-8-7-gia-vang-dung-da-lao-doc-tien-ao-va-dau-tho-dien-bien-trai-chieu-179220708103953139.htm