Đề kiểm tra Ngữ văn: so sánh hai đoạn thơ "Bếp quê" và "Mẹ"

Câu nghị luận văn học đề kiểm tra định kì môn Ngữ văn (lớp 12) một trường trung học phổ thông ở tỉnh Đồng Nai yêu cầu học sinh so sánh, đánh giá hai đoạn trích trong bài thơ "Bếp quê" (Nguyễn Giang San) và "Mẹ" (Nguyễn Ngọc Oánh).

Gợi ý đáp án
1. Mở bài
- Dẫn dắt vấn đề: Tình mẫu tử là nguồn cảm hứng bất tận trong văn học và thơ ca, thể hiện qua hình ảnh người mẹ tảo tần, yêu thương con.
- Giới thiệu 2 tác giả, 2 đoạn thơ.
- Nêu vấn đề: Hai đoạn thơ cùng khắc họa hình ảnh người mẹ bằng những nét riêng, phản ánh sự hy sinh, nhọc nhằn và tình yêu thương vô điều kiện.
2. Thân bài
a. Nét chung của hai tác phẩm:
- Hoàn cảnh ra đời và đề tài: Cả hai bài thơ đều lấy cảm hứng từ cuộc sống bình dị, chân thực của người mẹ nơi thôn quê. Đề tài tình mẫu tử - một chủ đề quen thuộc nhưng luôn sâu sắc và xúc động.
- Chủ đề: Khắc họa tình yêu thương, sự nhọc nhằn và hy sinh của người mẹ dành cho con, thể hiện lòng biết ơn và trân trọng đối với đấng sinh thành.
- Hình tượng trung tâm: người mẹ.
- Cả hai bài thơ đều miêu tả người mẹ qua hình ảnh nghèo khó, lam lũ, chịu thương chịu khó (dáng gầy, tay chai, gót nứt…). Tình yêu thương và sự hy sinh của mẹ là điểm nhấn chính.
- Cảm xúc trong thơ chân thành, sâu lắng, dễ chạm đến trái tim người đọc.
b. Những điểm khác biệt giữa hai đoạn trích:
- Nhan đề: Bếp quê hướng về hình ảnh bếp lửa – biểu tượng của gia đình, tình mẫu tử.
Mẹ tập trung trực tiếp vào người mẹ, khắc họa cuộc đời lao động đầy khó nhọc.
- Biểu tượng trung tâm:
+ Trong Bếp quê: Hình ảnh bếp lửa gắn liền với mẹ, tượng trưng cho sự ấm áp, yêu thương.
+ Trong Mẹ: Hình ảnh đôi tay, dáng gầy và các vật dụng đời thường (vá áo, bát canh) nhấn mạnh sự vất vả, tận tụy.
Giọng điệu và cảm xúc:
Bếp quê: Nhẹ nhàng, mang âm hưởng hoài niệm, có chút nuối tiếc
Mẹ: Sâu sắc hơn trong việc tái hiện sự lam lũ và tình yêu thương đầy hy sinh.
c. Lý giải nguyên nhân của sự tương đồng và khác biệt:
- Cả hai tác giả đều xuất phát từ nông thôn Việt Nam, thấu hiểu và trân trọng tình mẫu tử.
- Đề tài người mẹ là nguồn cảm hứng dồi dào trong thơ ca Việt Nam.
- Phong cách thơ: Nguyễn Giang San thiên về cảm xúc nhẹ nhàng, hoài niệm; Nguyễn Ngọc Oánh lại trực diện hơn với hiện thực đời sống.
d. Đánh giá giá trị và đóng góp của mỗi bài thơ:
- Bài thơ "Bếp quê": Gợi nhớ những ký ức ấm áp về gia đình, quê hương. Tạo nên giá trị cảm xúc hoài niệm sâu sắc.
- Bài thơ "Mẹ": Tái hiện chân thực cuộc sống nhọc nhằn của người mẹ. Gợi lên sự trân trọng, lòng biết ơn với những hy sinh thầm lặng.
3 Kết bài
- Khẳng định giá trị của hai đoạn thơ: Bếp quê và Mẹ đều là những bài thơ giàu ý nghĩa, chạm đến tình cảm sâu kín của người đọc.
- Nhấn mạnh thông điệp: Tình mẹ là nguồn cội của yêu thương, là động lực lớn lao trong cuộc đời mỗi người.
- Kêu gọi trân trọng và bày tỏ lòng biết ơn với mẹ và gia đình.
Link nội dung: https://congdankhuyenhoc.vn/de-kiem-tra-ngu-van-so-sanh-hai-doan-tho-bep-que-va-me-179250217222121379.htm