Thái Bình đẩy mạnh xây dựng xã hội học tập trên nền tảng số

Thời đại số đã đa dạng hóa việc học tập của người dân. Nhiều hình thức, cách học mới mềm dẻo, linh hoạt, phù hợp, hiệu quả được phát triển mạnh. Công nghệ mới đã cung cấp, phục vụ cho nhu cầu học tập suốt đời.

Thái Bình đẩy mạnh xây dựng xã hội học tập trên nền tảng số - Ảnh 1.

Đài Phát thanh và Truyền hình Thái Bình phát trên nền tảng số chuyên đề: Phòng chống bạo lực học đường.

Xu hướng học tập trên nền tảng số

Trong bối cảnh của thời đại số, sự bùng nổ của nền tảng công nghệ IoT, Big Data, AI, SMAC, ... (mạng xã hội - di động - phân tích dữ liệu lớn - điện toán đám mây) đã hình thành nên hạ tầng giáo dục số. Mạng internet đã kết nối đến 100% xã, phường, thị trấn và hơn 90% hộ gia đình, tỉ lệ người dân có điện thoại thông minh, thiết bị thông minh, máy tính kết nối ngày càng cao. 

Nhiều chương trình, tài liệu, khóa học, nguồn tài nguyên giáo dục mở, kho tài liệu số rất thiết thực, phong phú được xây dựng, phát triển đã sẵn sàng phục vụ nhân dân. 

Chỉ với điện thoại thông minh, máy tính kết nối mạng người dân có thể dễ dàng tiếp cận, khai thác sử dụng bất kì nội dung gì, bất cứ khi nào, ở đâu, mà không mất thời gian, kinh phí, lại dễ sử dụng và tiện ích.

Việc xây dựng xã hội học tập ngày nay vừa phải kế thừa, phát huy những giá trị tốt đẹp của các mô hình truyền thống, vừa phải đẩy mạnh việc áp dụng các công nghệ số như AI, Big data, IoT, Cloud, blockchain,... nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả tự học của người dân trong các mô hình: Công dân học tập, gia đình học tập, dòng họ học tập, cộng đồng học tập, đơn vị học tập.

Thái Bình đẩy mạnh xây dựng xã hội học tập trên nền tảng số - Ảnh 2.

Trung tâm học tập cộng đồng xã Trọng Quan huyện Đông Hưng, học tập chuyên đề: Phòng, tránh tai nạn thương tích cho trẻ em.

Xác định mục tiêu quốc gia hạnh phúc, đi lên từ giáo dục, từ tri thức, từ sự học

Xây dựng xã hội học tập trong kỉ nguyên số cần thực hiện tốt một số nội dung chủ yếu sau:

1. Muốn xây dựng xã hội học tập trước hết phải xây dựng thành công mô hình "Công dân học tập". Công dân học tập là hạt nhân, là nền móng, là trung tâm, là mục tiêu của xây dựng xã hội học tập.

Bản chất của học là quá trình thu nhận và xử lý thông tin từ môi trường sống và tự làm biến đổi bản thân, nên việc học tập của công dân phải lấy tự học làm cốt lõi.

Mỗi người dân đều có ưu thế, vướng mắc, khó khăn riêng, đều có sở trường, sở đoản khác biệt nên cách tham gia học tập và xây dựng xã hội học tập cũng không thể giống nhau. Muốn phát huy tiềm năng của từng người dân để tham gia học tập và xây dựng xã hội học tập trong kỉ nguyên số cần giúp họ có kĩ năng số, biết sử dụng thành thạo công nghệ số; từ đó mỗi người tự tiếp cận, tìm kiếm, tự học hỏi, nghiên cứu, ứng dụng trong kho tàng kiến thức khổng lồ trên môi trường tài nguyên học tập số để thay đổi, phát triển bản thân; đồng thời, tức thì, nhanh chóng, dễ dàng tương tác với cá nhân khác, với gia đình, dòng họ, với tổ chức và cộng đồng.

Mỗi công dân cần biết cách tự học, tự học suốt đời. Học – Hỏi – Hiểu – Hành là cách học hiệu quả nhất là nét văn hóa của tự học thường xuyên, suốt đời; mỗi người dân cần có khả năng học tập mọi lúc, mọi nơi, mọi người, mọi nội dung, mọi điều kiện, mọi cách; cái gì cuộc sống cần phải học; học thiết thực, học kịp thời; học làm ngay; hoàn cảnh đổi thay thì sự học cũng thay đổi. 

Vì thế, trong kỉ nguyên số việc phát triển cho mỗi người học các kĩ năng tự học gắn với kĩ năng ứng dụng công nghệ thông tin và công nghệ số.

Thái Bình đẩy mạnh xây dựng xã hội học tập trên nền tảng số - Ảnh 3.

Trung tâm học tập cộng đồng Đông Thọ, thành phố Thái Bình học tập chuyên đề: Thu gom, phân loại, xử lý rác thải trong sinh hoạt, sản xuất nông nghiệp ở Thái Bình.

2. Đổi mới Trung tâm học tập cộng đồng trong nền xã hội và giáo dục số thúc đẩy sự phát triển bền vững của cộng đồng.

Trung tâm học tập cộng đồng trên nền tảng số là một môi trường học tập mở, là nơi mọi người dân khai thác, kết nối, hợp tác, lan tỏa, chia sẻ nguồn tri thức, kĩ năng, kinh nghiệm để tự thay đổi, phát triển nhằm tiến bộ không ngừng góp phần thúc đẩy việc học tập trong nhân dân.

Cần phát triển nguồn tài nguyên "Giáo dục mở" gắn với xây dựng thư viện số, học liệu số phục vụ người dân học tập thường xuyên, suốt đời. Thư viện số là trái tim của Trung tâm học tập cộng đồng thông minh.

Lập Website Trung tâm học tập cộng đồng kết nối với hệ thống mạng văn phòng điện tử liên thông, với các trang mạng xã hội (facebook, fanpage, youTube, zalo, viber, line, gmail...) và các thiết bị thông minh khác.

Chuyển đổi số các văn bản, tài liệu, học liệu; số hóa cơ sở dữ liệu dùng chung (định danh dữ liệu, tài liệu, chuyên đề học tập, bài giảng, phòng học, thí nghiệm/ thực hành thực tế - ảo ,…); phát triển nguồn học liệu số theo hướng tự học.

Nâng cao năng lực, kĩ năng số, nhất là kĩ năng tự học trên website và mạng xã hội; hướng dẫn, thúc đẩy người dân tích cực ứng dụng điện thoại thông minh, ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số trong học tập; tạo cơ hội bình đẳng, phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh, nhu cầu và khả năng của từng người học; thúc đẩy phong trào tự học, tự học suốt đời, đồng thời mỗi người học được tự quyền đóng góp, bổ sung nguồn tri thức, kinh nghiệm mới… làm phong phú, đa dạng hóa hoạt động của trung tâm học tập cộng đồng. Từ đó, sẽ góp phần tích cực thúc đẩy mạnh mẽ việc xây dựng xã hội học tập, học tập suốt đời;

Trung tâm học tập cộng đồng là một phương thức thúc đẩy mọi cá nhân theo đuổi việc học tập thường xuyên, học tập suốt đời; mọi tổ chức cộng đồng đều trở thành tổ chức cộng đồng học tập, mọi thành phần xã hội đều tham gia và có trách nhiệm đóng góp vào việc thúc đẩy học tập và phát triển giáo dục, nhà nước luôn tạo điều kiện, đáp ứng mọi nhu cầu học tập của người dân.

3. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ và chuyển đổi số để nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập.

Hướng dẫn cán bộ, hội viên khuyến học và người dân sử dụng điện thoại thông minh, smartphone, iPad, máy tính kết nối internet, các thiết bị thông minh, ... để khai thác, kết nối, hợp tác, lan tỏa, chia sẻ nguồn tri thức, kĩ năng, kinh nghiệm.

Đẩy mạnh truyền thông về khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập trên Website, trang mạng xã hội và trên nền tảng số.

Tạo ra chuỗi liên kết, đồng bộ thống nhất giữa tổ chức, đơn vị, các bộ phận, các mô hình của xã hội học tập; cho phép các tổ chức, đơn vị chia sẻ trách nhiệm và tiến độ hoàn thành nhiệm vụ học tập bằng việc thực hiện các thao tác đơn giản trên phần mềm để truy cập thông tin cần thiết trên nền tảng số, luôn luôn đảm bảo an toàn, an ninh mạng.

Số hóa quy trình xây dựng xã hội học tập, học tập suốt đời gắn với sử dụng hệ thống CRM (Customer Relationship Management) trong quản lý tài liệu, hồ sơ số một cách dễ dàng, an toàn và tiện lợi trong quản trị, điều hành hoạt động khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập trên mọi địa bàn dân cư.

Thời đại kỹ thuật số (Digital Age), khi công nghệ số hóa đã thâm nhập sâu vào mọi khía cạnh của cuộc sống, mỗi người dễ dàng truy cập và chia sẻ thông tin, giao tiếp và tương tác qua các nền tảng kỹ thuật Internet, di động, máy tính và các thiết bị thông minh. 

Việc tăng cường ứng dụng công nghệ và chuyển đổi số sẽ tạo ra những cơ hội mới, tạo ra môi trường hoạt động khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập mới bám sát nhu cầu học tập của người dân và cộng đồng nhằm giúp mỗi cá nhân, mỗi cộng đồng ngày một thay đổi, phát triển và tiến bộ vững chắc.

4. Đổi mới cơ chế chính sách, đầu tư cơ sở vật chất, nguồn lực,… về xã hội học tập trong thời đại số sẽ tạo điều kiện thuận lợi, môi trường học tập cho toàn dân thúc đẩy xã hội học tập phát triển lành mạnh, hiệu quả thực chất.

5. Các cấp uỷ, chính quyền, các cơ quan, đơn vị, địa phương cần chú trọng xây dựng, nhân rộng các mô hình "Công dân học tập", "Gia đình học tập", "Dòng họ học tập", "Cộng đồng học tập", "Đơn vị học tập"… trên nền tảng số nhằm phát triển phong trào tự học trong mọi gia đình, dòng họ, cộng đồng và cơ quan, tổ chức; gắn kết chặt chẽ hoạt động của các mô hình xã hội học tập với nội dung các phong trào thi đua ở địa phương, cơ quan, đơn vị tạo động lực thúc đẩy việc kiện toàn, phát triển các mô hình xã hội học tập.

Để thúc đẩy toàn dân thi đua học tập, mỗi cấp uỷ, chính quyền và toàn dân phải tiến hành đồng bộ nhiều nội dung biện pháp gắn sự học của nhân dân với đặc điểm, yêu cầu xây dựng xã hội học tập ở từng địa phương, cơ quan, đơn vị, luôn luôn hỗ trợ đắc lực việc cá nhân hóa hoạt động tự học, khơi dậy phẩm chất ham học, khát vọng, say mê học tập và trọng học trong nhân dân.

Link nội dung: https://congdankhuyenhoc.vn/thai-binh-day-manh-xay-dung-xa-hoi-hoc-tap-tren-nen-tang-so-179240819153902973.htm