Sức khoẻ học đường - khởi đầu cho lòng yêu nước

12:07 - 13/08/2024

Bác Hồ từng có lời dạy rằng: "Mỗi một người dân yếu ớt, tức là cả nước yếu ớt, mỗi một người dân mạnh khỏe, tức là cả nước mạnh khỏe ". Lời dạy của Bác là ngọn đèn soi sáng, dẫn đường cho mỗi con người Việt Nam.

Sức khoẻ học đường - khởi đầu cho lòng yêu nước- Ảnh 1.

Chủ tịch Hồ Chí Minh với đội ngũ trí thức Việt Nam. Ảnh: Tư liệu

Bác Hồ là tấm gương sáng về rèn luyện sức khoẻ đi đôi với trau dồi kiến thức 

Tôi nghĩ, trong mỗi con người Việt Nam, ai cũng có một trái tim và tinh thần yêu nước mãnh liệt. 

Người Việt không nói: "Tôi yêu nước" mà họ nói: "Kiếp sau chúng mình lại là người Việt Nam nhé". 

Dường như câu nói đơn giản đó chan chứa một tình yêu dạt dào mãnh liệt và tự hào về đất nước Việt Nam. Từ tình yêu đó, ai cũng có thể hun đúc lòng yêu nước và ước muốn xây dựng đất nước giàu mạnh, không chỉ bắt đầu từ những trách nhiệm cao cả lớn lao, mà bắt đầu từ những việc nhỏ nhặt nhất, đơn giản nhất của thế hệ trẻ hiện nay. 

Hành động để bắt đầu đó chính là mỗi công dân Việt Nam phải có sức khỏe.

Bác Hồ từng có lời dạy rằng: "Mỗi một người dân yếu ớt, tức là cả nước yếu ớt, mỗi một người dân mạnh khỏe, tức là cả nước mạnh khỏe ". Lời dạy của Bác là ngọn đèn soi sáng, dẫn đường cho mỗi con người Việt Nam.

Bác Hồ là một tấm gương cho chúng ta noi theo trong việc rèn luyện sức khỏe. Dù tuổi người đã già, nhưng người vẫn chăm chỉ tập thể dục đều đặn mỗi ngày. Câu nói của Bác khiến người đọc có tinh thần tích cực hơn: "Tôi mong đồng bào ta ai cũng tập thể dục. Tự tôi ngày nào tôi cũng tập". Dường như câu nói của người khiến cho mọi người tỉnh giấc có tinh thần rèn luyện sức khỏe hơn.

Qua tấm gương rèn luyện sức khỏe của Bác Hồ, chúng ta sẽ rút ra được rất nhiều bài học.

Sức khoẻ học đường - khởi đầu cho lòng yêu nước- Ảnh 2.

Các em học sinh trường Tiểu học Trang Tấn Khương, xã Long Thới, huyện Nhà Bè, Thành phố Hồ Chí Minh và Chương trình sữa học đường. Ảnh: Vinamilk

Sức khỏe rất quan trọng đối với mỗi người từ những trẻ em được sinh ra và lớn lên, từ những thanh niên và những người già, làm việc gì cũng phải đưa sức khỏe lên đầu. Khi học ở trường, các em được dạy việc chăm sóc sức khỏe bản thân rất quan trọng. Vì vậy, quan trọng chăm sóc sức khỏe học đường là nền tảng cho việc phát triển và xây dựng đất nước toàn diện của thế hệ trẻ tương lai.

Ở trường, ngoài việc học tập chăm chỉ, học sinh còn được tham gia các hoạt động về sức khỏe, tinh thần, thỏa thích sáng tạo nghệ thuật theo năng lực, ước mơ cháy bỏng của mỗi cá nhân. 

Nhà trường tạo mọi năng lượng, tinh thần cho học sinh, sinh viên giải tỏa căng thẳng sau khi học tập thật mỏi mệt. Điều này có thể thấy, tạo cho bản thân một nguồn động viên thật đáng giá. Bằng những hoạt động: Tập thể dục, phát sữa cho trẻ em sau giờ học tập để bổ sung dinh dưỡng cho các em, chơi các bộ môn trẻ yêu thích: bóng đá, bóng chuyền, cầu lông, nhảy dây...

Ngoài ra, nhà trường còn nâng cao nhận thức bằng cách tổ chức tập huấn, hội thảo về sức khỏe học đường cho học sinh, sinh viên, giáo viên, phụ huynh...

Khám sức khỏe định kỳ để ngăn chặn và kịp thời điều trị bệnh lý cho học sinh, sinh viên, tổ chức tư vấn tâm lý, giúp các học sinh, sinh viên có thể mạnh dạn, phát biểu, chia sẻ những vấn đề mình đang mắc phải, để có thể hiểu hơn về những vấn đề đó giúp chúng tự tin hơn. 

Tạo cho học sinh, sinh viên tự tin giao tiếp một cách lạc quan, tốt nhất. Sức khỏe học đường là vấn đề nóng hổi thu hút toàn xã hội để ý tới, quan tâm và theo dõi. Bởi nó ảnh hưởng quan trọng tới sự phát triển toàn thế hệ trong tương lai.

Tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn có một số tỷ lệ học sinh, sinh viên vẫn mắc các bệnh lý như: hạ đường huyết,cận thị, cong vẹo cột sống,rối loạn sức khỏe tinh thần, bệnh béo phì... cần khắc phục và ngăn chặn hiệu quả các bệnh lý này.

Có thể thấy, thói quen hiện nay ở mọi lứa trẻ từ trẻ em đến người lớn toàn dùng điện thoại thông minh, thậm chí lạm dụng rất nhiều gây nên nhiều vấn đề về mắt.

Ăn uống những thực phẩm không lành mạnh, gây nên ngộ độc, thừa cân.

Về tình trạng rối loạn sức khỏe tinh thần từ căng thẳng, trầm cảm rất nhiều vấn đề xảy ra với cá nhân, bản thân mình làm ảnh hưởng tới việc học tập dần giảm sút. Nguyên nhân gây ra tình trạng rối loạn, có thể là do bẩm sinh hoặc môi trường xung quanh tác động vào: bạo lực học đường, bố mẹ ly hôn, yêu đương sớm....

Tình trạng này ảnh hưởng rất nghiêm trọng, khiến cho các em sẽ sợ hãi, mệt mỏi, kém tập trung, lạm dụng đến thuốc, rượu bia, thậm chí là tự tử...

Vì vậy, chúng ta cần quan tâm và bảo vệ trẻ, cho trẻ có môi trường đầy tình yêu thương, hay trao đổi chia sẻ những chuyện vui buồn động viên, và đặt biệt hơn là khuyến khích trẻ học cách sống tự lập trong cuộc sống này.

Như vậy, việc sức khỏe học đường rất quan trọng, giúp phát triển và xây dựng toàn thế hệ trẻ trong tương lai. Khi các em được chăm sóc sức khỏe thật tốt, sẽ có cơ hội phát triển tốt nhất và trở thành những người có ích cho xã hội. Chung tay, góp sức, xây dựng đất nước tươi đẹp hơn, giàu mạnh hơn.

Theo cá nhân tôi, trong cuộc sống này bắt buộc ta phải có sức khỏe thất tốt, đề kháng lại mọi bệnh tật. Có sức khỏe tốt, thì ta mới làm được việc tốt. Thể lực yếu thì bệnh tật dễ tấn công, làm suy yếu chúng ta. Chúng ta phải quyết tâm, chăm chỉ rèn luyện sức khỏe thật tốt, khỏe mạnh để có thể chống chọi bệnh tật đối với cá nhân, gia đình, học sinh, sinh viên phải tự tin và quyết tâm.

Chúng ta cùng nhau chung tay bảo vệ sức khỏe học đường, vì một tương lai tươi sáng, phát triển đất nước Việt Nam vững chắc, một thế hệ trẻ tương lai phát triển, ngày càng phát triển hơn nữa.

(Bài dự thi "Sức khoẻ học đường vì chất lượng nguồn nhân lực đất nước")
Sức khoẻ học đường - khởi đầu cho lòng yêu nước- Ảnh 3.

Link nội dung: https://congdankhuyenhoc.vn/suc-khoe-hoc-duong-khoi-dau-cho-long-yeu-nuoc-179240813112600247.htm