Nữ bệnh nhân 19 tuổi được tái tạo ngực sau khi bị ung thư vú

15:25 - 17/06/2022

Một bệnh nhân 19 tuổi sau khi điều trị phẫu thuật ung thư vú đã được các bác sĩ Bệnh viện Nguyễn Tri Phương (thành phố Hồ Chí Minh) dùng vạt cơ lưng để tái tạo ngực.

‏Thạc sĩ, bác sĩ Nguyễn Văn Thanh, Trưởng khoa Khoa Phẫu thuật - Tạo hình Thẩm mỹ, Bệnh viện Nguyễn Tri Phương (thành phố Hồ Chí Minh) cho biết, bệnh nhân được lấy vạt cơ lưng rộng (kích thước 10x20cm) để che phủ khuyết hổng mô tuyến vú và một phần da do đã cắt bỏ cùng khối ung thư vú bên phải gây biến dạng ngực phải làm mất cân đối với ngực trái bình thường.

Nữ bệnh nhân 19 tuổi được tái tạo ngực sau khi bị ung thư vú  - Ảnh 1.

Nữ bệnh nhân 19 tuổi tái được tái tạo ngực sau khi bị ung thư vú. Ảnh: Bệnh viện Nguyễn Tri Phương

‏Thông tin được biết, bệnh nhân H.T.H.G (19 tuổi, trú tại Trà Vinh) nhập viện với khuyết hổng ở vú bên phải sau phẫu thuật điều trị ung thư vú. Các bác sĩ sau đó đã dùng vạt cơ lưng để tái tạo lại ngực.‏

‏Sau khi phẫu thuật 3 ngày, bệnh nhân đã tỉnh và tiếp xúc tốt, vạt da máu nuôi tốt, hiện đang trong quá trình hồi phục và được các bác sĩ theo dõi tận tình.‏

‏Đối với bệnh nhân tái tạo vú sẽ có 2 sự lựa chọn:‏ phẫu thuật cấy ghép hoặc bộ phận giả bằng cách sử dụng các bộ phận cấy ghép silicone hoặc nước muối hoặc phẫu thuật lấy vạt da hoặc tự thân. Phương pháp này sử dụng mô từ phần khác của cơ thể.‏

‏Theo Bác sĩ Thanh, trong phẫu thuật tạo vạt có cuống mạch máu nuôi, bác sĩ phẫu thuật ưu tiên chọn các loại vạt vừa có tính an toàn trong cấp máu cho vạt cao vừa có mô đệm đủ để tạo hình thẩm mỹ bầu ngực gồ cao lên; đồng thời nơi cho vạt được đóng kín một thì và giấu được sẹo của đường khâu da.

Nữ bệnh nhân 19 tuổi được tái tạo ngực sau khi bị ung thư vú  - Ảnh 2.

Các bác sĩ thực hiện phẫu thuật tái tạo ngực cho cô gái trẻ. Ảnh: Bệnh viện Nguyễn Tri Phương

Trước đây, nhiều nơi tái tạo ngực cho bệnh nhân mắc ung thư vú thường sử dụng vạt vi phẫu. Khi đó, các bác sĩ phẫu thuật loại bỏ hoàn toàn mô và các mạch máu cung cấp lưu thông cho nó để đặt vào vú sau đó, khâu các mạch máu này vào các mạch máu khác trong lồng ngực tại vị trí đã định.‏

‏Quá trình khâu các mạch máu nhỏ được gọi là quá trình vi phẫu. Loại vạt này thường có nguy cơ tắc mạch, gây hoại tử vạt.

‏Hiện nay, sử dụng vạt cơ lưng rộng thường được ưu tiên sử dụng trong các trường hợp tái tạo sau khi vú bị cắt bỏ một phần hoặc toàn bộ khi loại bỏ khối ung thư vú. Vạt cơ được tưới máu tốt hơn nên sẽ ổn định và an toàn hơn.‏

‏Ngoài ra, việc phẫu thuật cắt bỏ ung thư vú, phẫu thuật tái tạo vũ cũng đóng vai trò quan trọng trong việc cải thiện chất lượng cuộc sống - đặc biệt với những bệnh nhân còn quá trẻ.

Link nội dung: https://congdankhuyenhoc.vn/nu-benh-nhan-19-tuoi-duoc-tai-tao-nguc-sau-khi-bi-ung-thu-vu-179220617140814895.htm