Nghiện game là một căn bệnh cần can thiệp sớm để điều trị

09:44 - 20/07/2023

Trung tâm quốc gia về rối loạn game ở Anh được thành lập năm 2020 với mục tiêu ban đầu hỗ trợ điều trị nghiện game cho 50 người mỗi năm. Tuy nhiên, nơi đây đã tiếp nhận hơn 850 trường hợp cho tới nay.

Nghiện game là một căn bệnh cần can thiệp sớm để điều trị  - Ảnh 1.

Người nghiện game online thường mất hứng thú với các hoạt động khác, dùng game để thoát cảm xúc tiêu cực, bỏ bê công việc, học tập, gia đình và bạn bè. Ảnh minh họa/FP

Tăng đột biến số ca nghiện game ở Anh

Nhiều phụ huynh Anh tỏ ra bất lực khi con cái nghiện game tới mức bỏ nhà giữa đêm để tìm nơi có mạng Internet sau khi bị bố mẹ tắt WiFi.

Bà Henrietta Bowden-Jones - Giám đốc trung tâm, cho biết ngày càng nhiều phụ huynh than phiền về tình trạng con nhỏ bỏ đi lúc nửa đêm để tìm mạng Wi-Fi của các gia đình khác khi họ ngắt kết nối Internet trong nhà. "Tôi cũng gặp những đứa trẻ thà chết còn hơn không được chơi game và đã nói với bố mẹ chúng như vậy", chuyên gia chia sẻ.

Hơn thế nữa, rối loạn chơi game là một căn bệnh, có thể điều trị được bằng liệu pháp hành vi nhận thức. Theo bà Bowden-Jones, quan trọng nhất là cần can thiệp sớm trước khi trẻ tự nhốt mình trong phòng ngủ và từ chối đến trường.

Hiện tại, trung tâm không chỉ điều trị game thủ nhí mà nhiều người trong độ tuổi 20, 30, thậm chí 70 tuổi cũng tìm đến. Với người lớn, rối loạn chơi game có thể làm mối quan hệ xấu đi hoặc chấm dứt, mất việc làm, kéo theo nợ nần...

9 đặc điểm được xác định của rối loạn chơi game trên Internet bao gồm mất hứng thú với các hoạt động khác, dùng game để thoát cảm xúc tiêu cực... 5 trong số đó phải điều trị kéo dài trong khoảng 12 tháng.

Nghiện game liên quan đến "loot box" - từng gây tranh cãi khi được cho là hành vi cờ bạc

Bà Bowden-Jones nhận thấy cách trẻ em tiêu tiền cho game ngày một đáng lo ngại. Theo đó, nhiều game liên quan đến "loot box", một hình thức quay thưởng trong trò chơi, khuyến khích người chơi nạp tiền thật nhiều vào game để đổi lấy tiền ảo rồi dùng tiền ảo để mua vật phẩm. Các công ty game như EA, Respawn bị chỉ trích vì "loot box" số tiền lên tới 178 USD trong tựa game "Apex Legends".

Ngoài ra, để có tiền mua vật phẩm, trẻ xin tiền bố mẹ hay dùng tiền được cho dịp sinh nhật, Giáng sinh. Thậm chí, khi không có tiền, chúng sẽ đánh cắp hoặc dùng trộm thẻ của bố mẹ. Bà Bowden-Jones nhận xét nhu cầu tiền bạc là gốc rễ của một số hình thức bạo lực gia đình.

Trước đó, "loot box" có phải một hành vi cờ bạc hay không là vấn đề từng gây tranh cãi. Năm 2019, Ủy ban truyền thông và kỹ thuật số Anh kêu gọi doanh nghiệp game nỗ lực hơn trong việc ngăn chặn dùng tiền thật mua vật phẩm game. Năm 2022, một tòa án tại Áo tuyên bố "loot box" trong game là bất hợp pháp.

Cần can thiệp sớm khi trẻ có dấu hiệu nghiện game

Nghiện game online là một hiện tượng ngày càng phổ biến và gây ra nhiều vấn đề cho xã hội. Nghiện game online là khi người chơi không thể kiểm soát được thời gian, tần suất và cường độ chơi game trên mạng.

Ngoài ra, người nghiện game online thường mất hứng thú với các hoạt động khác, dùng game để thoát cảm xúc tiêu cực, bỏ bê công việc, học tập, gia đình và bạn bè.

Game online có thể tạo ra những trải nghiệm thú vị, hồi hộp, kích thích cho người chơi. Game online giúp người chơi thoả mãn những nhu cầu mà họ không có được trong đời thực, như sự công nhận, quyền lực, tự do…

Người chơi có thể bị cuốn vào game do áp lực từ công việc, học tập, gia đình hay xã hội. Game giúp họ tạm quên đi những vấn đề nan giải, tìm kiếm sự an ủi và thoát ly.

Người chơi có thể có những vấn đề về tâm lý, như tự ti, trầm cảm, lo âu, thiếu kỹ năng giao tiếp hay giải quyết vấn đề. 

Theo bà Bowden-Jones, quan trọng nhất là cần can thiệp sớm trước khi trẻ tự nhốt mình trong phòng ngủ và từ chối đến trường. Rối loạn chơi game là một căn bệnh, có thể điều trị được bằng liệu pháp hành vi nhận thức.

Dấu hiệu nghiện game

Trong Phân loại Thống kê Quốc tế về Bệnh tật và Các vấn đề Sức khỏe liên quan (ICD 11), cập nhật vào tháng 5, WHO đưa nghiện game vào nhóm các rối loạn tâm thần, đặc trưng bởi hành vi chơi dai dẳng, tái diễn, dù là trực tuyến hay ngoại tuyến.

Theo đó, ba dấu hiệu nghiện game điển hình ở một người gồm:

Khó kiểm soát mức độ chơi game (như tần suất, cường độ, thời gian, bối cảnh); thậm chí mất kiểm soát đối với việc chơi game. Ví dụ trẻ không thể thoát ra được cám dỗ chơi game, có quyết định chơi game hay không, khi nào thì dừng lại,...

Ưu tiên chơi game hơn các hoạt động thường ngày khác: Người nghiện game tăng mức độ ưu tiên dành cho việc chơi game. Trò chơi điện tử được ưu tiên hơn các lợi ích cuộc sống khác và hoạt động thường ngày. Thậm chí trẻ nghiện game online còn có xu hướng trì hoãn những việc cấp bách, ví dụ như hạn chót làm bài tập, ôn thi,...

Tiếp tục hoặc chơi game ngày càng nhiều, bất chấp sự xuất hiện của những hậu quả tiêu cực.

Nghiện game là bệnh, thuộc nhóm đối tượng bị rối loạn. Tuy nhiên, khi đã nghiện game và lấn sâu vào thế giới ảo khiến cho người chơi rất khó mà thoát ra được. Do đó, người nghiện game cần được sự quan tâm, cũng như hỗ trợ nhiều của người thân và gia đình để có thể thoát khỏi tình trạng này. Gia đình có con nhỏ bị nghiện game online lại càng không nên nóng ruột, quát tháo hay nặng lời, đánh mắng trẻ. Thay vào đó, sự quan tâm đúng mực, đúng cách sẽ giúp trẻ nhiều hơn.

Nguồn: Tổng hợp

Link nội dung: https://congdankhuyenhoc.vn/nghien-game-la-mot-can-benh-can-can-thiep-som-de-dieu-tri-179230719232308514.htm