Làm thế nào để lan tỏa những điều tốt đẹp trong cuộc sống?
Câu nghị luận xã hội đề thi Ngữ văn đánh giá kết quả ôn tập thi tốt nghiệp trung học phổ thông lần 2 năm học 2023 của Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Bắc Kạn yêu cầu học sinh trình bày suy nghĩ về vấn đề làm thế nào để lan tỏa những điều tốt đẹp trong cuộc sống.
Đề thi Ngữ văn đánh giá kết quả ôn tập thi tốt nghiệp trung học phổ thông (lần 2) năm 2023 do Sở Giáo dục và Đào tạo ra như sau:
Gợi ý đọc hiểu văn bản "Bay xuyên những tầng mây"
Câu 1. Phương thức nghị luận.
Câu 2. Theo đoạn trích, khi ta biết tránh làm điều ác, biết gieo mầm thiện, cho dù nhỏ thôi thì ta cũng có cơ hội để thành người tử tế qua mỗi ngày lớn lên.
Câu 3. Nội dung của các câu văn: Khuyên mọi người hãy biết làm việc tốt, tránh làm việc xấu dù là rất nhỏ; có hành động đúng đắn và lan tỏa những giá trị tốt đẹp ra cộng đồng.
Câu 4. Tu dưỡng đạo đức, rèn luyện nhân cách để tránh làm điều ác. Tích cực làm những việc tốt, gieo mầm thiện. Lan tỏa sự yêu thương, năng lượng sống tích cực ra cộng đồng.
Lan toả những điều tốt đẹp trong cuộc sống
Làm cách nào để lan tỏa những điều tốt đẹp trong cuộc sống? Nó khởi đầu từ sự giáo dục. Đầu tiên là sự giáo dục từ mái ấm gia đình – cái nôi hình thành nhân cách cá thể, nhà trường – nơi hoàn thành xong nhân cách, xã hội – nơi đấu tranh để bảo vệ những điều tốt đẹp trong cuộc sống đã được lên hình hài thời niên thiếu.
Nó mở màn từ ý thức cá thể. Mỗi con người sẽ có những lựa chọn ứng xử khác nhau. Lan tỏa những điều tốt đẹp trong cuộc sống cũng là một lựa chọn. Có những người bị thiên nhiên và môi trường bên ngoài tác động ảnh hưởng mà có những phản ứng xấu đi, những hành vi xấu.
Mỗi người cần nhận thức được giá trị của điều tốt đẹp, đặc biệt là khi nó được lan toả. Có thái độ trân trọng, biết ơn những điều tốt đẹp trong cuộc sống. Có những cử chỉ, hành động đẹp, truyền năng lượng sống tích cực ra cộng đồngnhư tránh làm điều ác, biết làm điều thiện, dám đấu tranh với kẻ ác và những hành động không tử tế. Chia sẻ, biểu dương những người tốt, việc tốt.
Những cảm nhận mới mẻ của Nguyễn Khoa Điềm về Đất Nước
Giới thiệu khái quát về tác giả Nguyễn Khoa Điềm, đoạn trích "Đất Nước" và vấn đề nghị luận.
Nội dung: Khẳng định nguồn gốc xa xưa, lâu đời của Đất Nước: "Khi ta lớn lên Đất Nước đã có rồi/Đất Nước có trong những cái "ngày xửa ngày xưa… " mẹ thường hay kể".
Quá trình hình thành và phát triển của đất nước gắn liền với những truyền thống tốt đẹp của dân tộc: văn hóa; phong tục lâu đời của Nhân dân: ăn trầu, bới tóc. Truyền thống yêu nước, chống giặc ngoại xâm: "Đất Nước lớn lên khi dân mình biết trồng tre mà đánh giặc". Tình nghĩa thủy chung của con người: "Cha mẹ thương nhau bằng gừng cay muối mặn". Văn hóa nhà ở và truyền thống lao động cần cù, sáng tạo: "Cái kèo, cái cột thành tên/ Hạt gạo phải một nắng hai sương xay, giã, giần, sàng".
Nghệ thuật: Sử dụng hiệu quả thể thơ tự do. Vận dụng sáng tạo chất liệu văn hóa và văn học dân gian. Ngôn ngữ, hình ảnh thơ bình dị, gần gũi, giàu sức gợi. Kết hợp hài hòa giữa chất trữ tình và chính luận.
Đánh giá chung về nội dung và nghệ thuật: Bằng những hình thức nghệ thuật đặc sắc, đoạn thơ đã thể hiện sự cảm nhận độc đáo, mới mẻ của Nguyễn Khoa Điềm về nguồn gốc ra đời của Đất Nước. Đoạn trích thể hiện rõ phong cách nghệ thuật của Nguyễn Khoa Điềm, từ đó khơi dậy lòng yêu nước và ý thức, trách nhiệm thiêng liêng của mỗi người đối với Tổ quốc.
Cảm nhận mới mẻ của Nguyễn Khoa Điềm về nguồn gốc ra đời của Đất Nước: Khởi nguyên của Đất Nước là những câu chuyện cổ tích, những truyền thuyết xa xưa, là nền văn minh lúa nước sông Hồng cùng những phong tục, tập quán từ ngàn đời của người Việt. Lịch sử lâu đời của Đất Nước được nhìn từ chiều sâu tâm hồn nhân dân, chiều sâu văn hóa và văn học dân gian.
Link nội dung: https://congdankhuyenhoc.vn/lam-the-nao-de-lan-toa-nhung-dieu-tot-dep-trong-cuoc-song-179230613195429429.htm