Đề thi học sinh giỏi Ngữ văn: Bất chấp tất cả vì đam mê
Câu nghị luận xã hội đề thi môn Ngữ văn kì thi chọn học sinh giỏi cấp tỉnh lớp 12 của Sở Giáo dục và Đào tạo Nghệ An yêu cầu học sinh bàn về quan điểm bất chấp tất cả vì đam mê.
Đọc hiểu
Câu 1. Tác phẩm viết về đề tài người trí thức nghèo.
Câu 2. Nhân vật "tôi" đã nghĩ về mộng văn chương của mình. Cái mộng ấy cũng hơi.. khỉ khỉ.
Câu 3. Chọn được một biện pháp tu từ so sánh, liệt kê, lặp,… Hiệu quả: Tạo cho lời văn sinh động, hấp dẫn, giàu hình ảnh; giọng điệu tha thiết, hứng khởi. Nhấn mạnh nguồn cảm hứng sáng tạo mãnh liệt, mê say của nhân vật. Thể hiện thái độ nâng niu, trân trọng của tác giả trước niềm say mê sáng tạo của người nghệ sĩ.
Câu 4. Bi kịch tinh thần của nhân vật tôi là bi kịch đau đớn và dằn vặt của một nhà văn, của một người chồng, người cha; là bi kịch chung của nhiều người trí thức nghèo trong xã hội cũ. Thể hiện cái nhìn hiện thực và nhân đạo đạo cũng như tài năng nghệ thuật của nhà văn Nam Cao.
Câu 5. Nghệ thuật nghệ thuật phải luôn sáng tạo, nghệ thuật phải gắn với cuộc sống; bản lĩnh của người cầm bút,… Trình bày suy nghĩ của bản thân về quan niệm nghệ thuật nêu ra.
Viết: Nghị luận xã hội
* Giải thích: "Đam mê" là ham thích thái quá. "Bất chấp" là không kể tới, không đếm xỉa đến. "Bất chấp tất cả vì đam mê" là không quan tâm, bỏ qua mọi thứ xung quanh để theo đuổi những điều mình ham muốn, say mê.
* Bàn luận: Trong cuộc sống, mỗi người đều có những ham muốn, sở thích nhất định và luôn khao khát hiện thực hóa những ham muốn, sở thích ấy.
Bất chấp tất cả vì đam mê sẽ được sống là chính mình, thỏa mãn những khát khao, say mê của bản thân; khẳng định được bản lĩnh, dấu ấn cá nhân…
Phải đối diện sự cô đơn, có một số mất mát, hi sinh hoặc có thể phải trả giá, làm tổn thương đến những người xung quanh.
Nếu đam mê tích cực sẽ có những đóng góp giá trị cho cộng đồng; tạo được niềm tin, sự trân trọng, ngưỡng mộ từ mọi người; truyền cảm hứng đẹp đẽ; nếu tiêu cực sẽ tác động xấu đến chính mình và người xung quanh.
* Bài học về nhận thức và hành động: Cuộc sống cần có đam mê và hướng đến những đam mê tích cực. Biết kiểm soát, cân bằng giữa đam mê của cá nhân với trách nhiệm, với hiện thực cuộc sống. Biết lựa chọn cách thức và hành động phù hợp để thực hiện được đam mê.
Nghị luận văn học
* Giải thích: Hình thức trần thuật từ ngôi thứ nhất: Người kể chuyện xưng "tôi" và là một nhân vật trong tác phẩm. Cái nhìn của người trong cuộc: Điểm nhìn từ bên trong nhân vật, là sự soi chiếu thế giới nội tâm của chính mình. Ý kiến bàn về đặc điểm và vai trò của hình thức trần thuật ngôi thứ nhất trong truyện.
* Bàn luận: Người kể chuyện trong tác phẩm tự sự: Kể lại câu chuyện từ một điểm nhìn nhất định qua hệ thống lời kể; giúp nhà văn phản ánh hiện thực đời sống; thể hiện quan điểm tư tưởng đồng thời khẳng định phong cách nghệ thuật của tác giả.
Người kể chuyện ngôi thứ nhất: Xưng "tôi" hoặc bằng hình thức tự xưng tương đương gắn với điểm nhìn bên trong; kể lại, dẫn dắt toàn bộ câu chuyện; đồng thời bộc lộ cảm xúc, tâm trạng, suy nghĩ, tư tưởng… của mình.
Người đọc dễ dàng thâm nhập vào thế giới nội tâm phức tạp của "tôi" một cách chân thực. Nhà văn bộc lộ tư tưởng của mình một cách thầm kín, sâu sắc nhất.
"Những chuyện không muốn viết" (Nam Cao) và quá trình đọc văn:
- Xác định được ngôi kể chuyện thứ nhất: "Tôi" là một nhà văn.
- Vai trò của hình thức trần thuật theo ngôi thứ nhất: Cảm nhận được tâm trạng, suy nghĩ, tư tưởng của người kể chuyện; từ đó thấy được thế giới nội tâm của nhân vật.
Nhân vật "tôi" bộc lộ những cung bậc cảm xúc phong phú, phức tạp: Khát khao, day dứt, tự vấn, chua xót…; thể hiện chân thực bi kịch tinh thần của nhân vật "tôi".
Thể hiện tư tưởng tình cảm của nhà văn: Bộc lộ một cách kín đáo cái nhìn hiện thực, nhân đạo sâu sắc và một số quan niệm nghệ thuật của Nam Cao.
- Những yếu tố nghệ thuật gắn với hình thức trần thuật ngôi thứ nhất: Nhân vật xưng "tôi"; ngôn ngữ vừa kể, vừa bộc lộ tâm trạng; giọng điệu phong phú; chi tiết vụn vặt và mà giàu sức khái quát.
* Đánh giá mở rộng: Ý kiến nêu một cách đầy đủ, sâu sắc về đặc trưng và vai trò của hình thức trần thuật ngôi thứ nhất gắn với điểm nhìn bên trong.
Nhà văn phải có ý thức trong việc lựa chọn cách trần thuật, góp phần tạo ra dấu ấn cá nhân.
Với người đọc, ngôi kể và điểm nhìn trần thuật là cơ sở quan trọng để khám phá và đánh giá tác phẩm truyện.
Link nội dung: https://congdankhuyenhoc.vn/de-thi-hoc-sinh-gioi-ngu-van-bat-chap-tat-ca-vi-dam-me-179241017000024507.htm