Cây hướng dương - cây trồng có sức chống chịu nắng, hạn ở Zimbabwe

10:11 - 18/07/2022

Cây hướng dương có thể sống sót qua đợt khô hạn kéo dài tới 1 tháng, trong khi các loại cây khác sẽ không thể sống qua 2 tuần nếu thiếu nước.

Hoa hướng dương - loài cây trồng có sức chống chịu cao

Theo một nghiên cứu được công bố trên tạp chí Nature Food tháng 9/2021, các hiện tượng nắng nóng và hạn hán có thể xảy ra đồng thời, thường xuyên hơn do biến đổi khí hậu, kéo theo những hậu quả tiêu cực đối với nông nghiệp. Năng suất cây trồng thường giảm vào các vụ mùa có thời tiết nắng nóng. Nắng nóng khi xảy ra đồng thời với hạn hán sẽ tác động nặng nề hơn nữa đối với nhiều loại cây lương thực.

Chẳng hạn, tác động kép của nắng nóng và hạn hán có thể khiến năng suất ngô và đậu tương giảm thêm tới 20% ở nhiều vùng của Mỹ, 40% ở đông Âu và đông nam châu Phi. Nghiên cứu cho thấy, năng suất ngô và đậu tương nhạy cảm với hơn nhiệt độ khoảng 40% ở những nơi nắng nóng đi kèm với khô hạn, so với những nơi có thời tiết nóng hơn nhưng vẫn có đủ nước. Điều này có thể là do những loại cây trồng này đặc biệt thiếu nước do sức nóng của không khí, bởi đất khô không thể hạ nhiệt do nước đã bay hơi hết và đất đặc biệt nóng hơn dưới tia nắng mặt trời.

Việc tìm ra được loại cây trồng thích ứng với biến đổi khí hậu, chống chịu được tác động kép của nắng nóng và hạn hán sẽ giúp nhiều người dân sống bằng nghề nông thoát khỏi cảnh đói, nghèo.

Tại Zimbabwe – một đất nước ở khu vực phía nam của châu Phi, cây hướng dương đang được cho là một trong những cây góp phần "cứu đói" khi cây lương thực chính là ngô bị suy giảm năng suất do nắng, hạn.

Cây hướng dương - cây trồng có sức chống chịu nắng, hạn ở Zimbabwe - Ảnh 2.

Anh Bernard Mupindi thu hoạch hoa hướng dương trên cánh đồng mình. Ảnh: Farai Shawn Matiashe / Euronews

Tuy nhiên, khi đó, thời tiết khá ổn định, lượng mưa vẫn còn nhiều nên bông và ngô là các loại cây trồng chính mang lại nguồn thu chủ yếu cho gia đình. Tuy nhiên, chỉ trong vòng 5 trở lại đây, Zimbabwe đã phải hứng chịu các đợt sóng nhiệt, đất đai khô cằn, hạn hán nặng nề khiến cho việc trồng ngô và bông trở nên kém hiệu quả.

Khi đó, anh Bernard mới thấy rõ hiệu quả thực sự của việc trồng loại cây có khả năng chịu hạn như hướng dương. Thu hoạch từ nghề trồng hoa hướng dương đã giúp gia đình có đủ thu nhập để trang trải các chi phí trong cuộc sống hàng ngày.

Cây hướng dương - một giải pháp cho an ninh lương thực

Theo một báo cáo của Chương trình Lương thực thế giới của Liên hợp quốc, đến năm 2020, số người Zimbabwe không đủ ăn đã lên đến 8,6 triệu người, chiếm khoảng 60% dân số nước này. Đây là hậu quả của nhiều yếu tố cộng dồn.  

Đất nước này đang trải qua cuộc khủng hoảng kinh tế tồi tệ nhất trong nhiều thập kỷ với tỷ lệ lạm phát cao ở mức ba con số, tới 191% vào tháng 6/2022. Giá cả của các mặt hàng cơ bản như ngô - loại ngũ cốc chủ yếu trong bữa ăn của người dân cũng tăng cao vượt quá khả năng chi trả của nhiều người dân.

Từng được coi là "rổ bánh mỳ của châu Phi", giờ đây, Zimbabwe mất mùa liên tiếp, sản xuất nông nghiệp thiệt hại nặng nề.

Tình trạng hạn hán khiến cho những hộ nông dân nhỏ lẻ như gia đình anh Bernard cũng gặp không ít khó khăn. Trong khi đó, lực lượng những người nông dân canh tác nhỏ lẻ chiếm tới 3/4 dân số Zimbabwe.

Do vậy, việc chuyển sang trồng loại cây chịu hạn tốt như hướng dương là một lựa chọn hợp lý cho người dân Zimbabwe. Loại cây này có thể sống sót qua đợt khô hạn kéo dài tới 1 tháng, trong khi các loại cây khác sẽ không thể sống qua 2 tuần nếu thiếu nước. Thêm vào đó, hoa hướng dương cũng không cần bổ sung các chất dinh dưỡng, nên tiết kiệm đáng kể chi phí mua phân bón cho người làm nông.

Cây hướng dương - cây trồng có sức chống chịu nắng, hạn ở Zimbabwe - Ảnh 3.

ABC hỗ trợ người dân sấy xoài khô để có thêm thu nhập. Ảnh: Farai Shawn Matiashe / Euronews

Với khả năng chống chịu nóng, khô hạn của mình, hướng đương tỏ ra có tiềm năng phát triển ở Zimbabwe. Theo Giám đốc Trung tâm Kinh doanh nông nghiệp (ABC) ở Gokwe, Vernon Mushoriwa, đến nay Trung tâm đã tiếp cận được với 5.200 nông dân và hướng dẫn cho 4.800 thanh niên các kỹ năng khởi nghiệp. Còn giám sát viên Dịch vụ Kỹ thuật nông nghiệp và khuyến nông (Agritex) ở Gokwe South, Shumirai Mabeka, cũng rất lạc quan về tương lai khi thấy rằng ngay cả những nông dân sản xuất nhỏ không tham gia dự án của ABC cũng bắt đầu trồng hướng dương và các loại cây trồng có khả năng chịu hạn trên ruộng của mình, như xoài, lạc, kê,…

Không chỉ có vậy, các hộ nông dân còn được hướng dẫn cách chế biến hạt hướng dương thành dầu và đậu phộng thành bơ, sấy xoài khô, để nâng cao giá trị gia tăng cho sản phẩm của mình.

Trong bối cảnh thời tiết cực đoan và bất ổn như hiện nay, việc đa dạng hóa các loại cây trồng chủ lực, khuyến khích người nông dân trồng những giống cây "lương thực thông minh" là một trong những giải pháp để góp hần bảo đảm an ninh lương thực.

Link nội dung: https://congdankhuyenhoc.vn/cay-huong-duong-cay-trong-co-suc-chong-chiu-nang-han-o-zimbabwe-179220718095707512.htm