Bài thơ "Mẹ vẫn chờ" vào đề kiểm tra định kì Ngữ văn 12
Bài thơ "Mẹ vẫn chờ" của nhà thơ Đoàn Thị Lam Luyến được một trường trung học phổ thông ở Thành phố Hồ Chí Minh dùng làm ngữ liệu cho đề kiểm tra định kì môn Ngữ văn 12.
Gợi ý đáp án Đọc hiểu
Câu 1. Thể thơ tự do. Bốn câu đầu gieo vần trắc và vần chân ở câu 2, 3.
Câu 2. Biện pháp tu từ: điệp cấu trúc: "Ai thay thế được con ...". Tác dụng: Tăng sức gợi hình gợi cảm cho văn bản; tạo nhịp điệu sâu lắng, trăn trở, nhấn mạnh nỗi khát khao được nhìn thấy mặt con của người mẹ có con đã hi sinh vì độc lập dân tộc. (Chấp nhận các đáp án về biện pháp câu hỏi tu từ, liệt kê).
Câu 3. Diễn tả nỗi đau trong tâm can của người mẹ vì đã trải qua hai mươi năm nhưng vẫn chưa tìm thấy mộ con và đến ngày mất mẹ cũng không biết được ngày nào. Gợi tâm trạng xót xa, ngưỡng mộ, cảm phục của nhà thơ với bà mẹ Việt Nam anh hùng.
Câu 4. Đây là một người mẹ liệt sĩ, tuy đã nhận giấy báo tử con hai mươi năm nhưng vẫn da diết nhớ thương và đau đáu đợi chờ con.
Suy nghĩ của bản thân: Chiến tranh đã lùi xa nhưng vết thương chiến tranh để lại vẫn chưa lành. Ta biết ơn những anh hùng đã hi sinh cho Tổ quốc được tự do, độc lập. Đồng thời, ta càng tri ân và tự hào những người mẹ vĩ đại đã cống hiến giọt máu cuối cùng cho đất nước. Hình ảnh mẹ vẫn chờ con thể hiện nỗi đau không thể nguôi ngoai trong lòng mẹ, làm cho ta xúc động và suy nghĩ về trách nhiệm quan tâm đến đời sống của những người từng hi sinh cho dân tộc trong cuộc kháng chiến trường kì.
Làm văn
Câu 1. Viết một đoạn văn chủ đề: Trái tim người mẹ.
- Trái tim người mẹ ở đây là tình cảm của mẹ dành cho con. Đó là tình yêu thiêng liêng nhất không gì có thể sánh được. Mẹ mang nặng đẻ đau, chăm nuôi con khôn lớn, gần gũi chia sẻ những buồn vui với con, lo lắng, dõi theo con từng bước trong cuộc đời, hi sinh cho con tất cả mà không hề tính toán…
- Trái tim người mẹ là đẹp nhất…
- Bài học nhận thức và hành động: Chúng ta cần phải có những suy nghĩ, tình cảm, trách nhiệm đúng mực của mình để đáp lại tình cảm thiêng liêng của mẹ đã dành cho con.
Câu 2. Mở bài giới thiệu khái quát vấn đề nghị luận, thân bài thực hiện các yêu cầu của đề bài, kết bài khẳng định được vấn đề.
Học sinh có thể viết bài nhiều cách trên cơ sở kết hợp được lí lẽ và dẫn chứng để tạo tính chặt chẽ, logic của mỗi luận điểm; đảm bảo các yêu cầu sau:
Khái quát hai tác giả - tác phẩm - đoạn trích. Những điểm tương đồng giữa hai văn bản: chủ đề, cách sử dụng nhiều biện pháp tu từ. Những điểm khác biệt: thể thơ, chủ thể trữ tình, cấu tứ.
Ý nghĩa các giá trị văn học của hai văn bản. Cả hai đoạn thơ được viết với phong cách lãng mạn. Nhận xét chung: Tôn vinh cái đẹp của thiên nhiên và tình quê .
Chính tả, từ ngữ, ngữ pháp: Đảm bảo chuẩn chính tả, từ ngữ, ngữ pháp Tiếng Việt.
Sáng tạo: Thể hiện suy nghĩ sâu sắc; có ý tưởng riêng phù hợp với vấn đề nghị luận; có cách lập luận, diễn đạt mới mẻ.
Link nội dung: https://congdankhuyenhoc.vn/bai-tho-me-van-cho-vao-de-kiem-tra-dinh-ki-ngu-van-12-179240925093246765.htm