Xu hướng mới du học nghề tại Đức: Cánh cửa đầy hứa hẹn cho giới trẻ

18:28 - 11/10/2023

Trong vài năm trở lại đây, việc rẽ hướng đi du học nghề tại Đức ngay sau khi tốt nghiệp trung học phổ thông được coi là cánh cửa mới đầy hứa hẹn cho giới trẻ.

Bắt kịp xu hướng du học nghề Đức - Ảnh 1.

Nước Đức đang thiếu nhân công trong hầu hết các ngành nghề do tỷ lệ già hóa dân số ngày càng tăng. Ảnh: Shuttle Amsterdam

Rẽ hướng đi du học nghề 

Đỗ vào một trường công lập, hoàn thành chương trình trung học phổ thông và thi lên đại học hoặc cao đẳng là con đường mà nhiều học sinh Việt Nam trước nay vẫn theo đuổi. 

Tuy nhiên, với xu hướng toàn cầu hóa nhân lực và hội nhập giáo dục quốc tế mạnh mẽ, việc đi du học nghề đã trở thành lựa chọn của nhiều bạn trẻ trong nhiều năm trở lại đây. Bởi con đường này tiết kiệm được thời gian, chi phí và sớm có việc làm, ổn định cuộc sống.

Thậm chí, nhiều phụ huynh hiện nay với tư duy cởi mở, không còn ép con cái nhất định phải sở hữu tấm bằng cử nhân. Thay vào đó, họ khuyến khích con đi du học nghề. Bởi thực tế cho thấy, nhiều sinh viên mất khoảng 4-5 năm học đại học nhưng ra trường vẫn rơi vào cảnh thất nghiệp, hoặc phải làm trái ngành, trái nghề.

Ngoài ra, đối với những học sinh không có cơ hội học đại học thì du học nghề ở một số nước có chính sách ưu đãi chính là giải pháp cho bài toán: không vào đại học nhưng không mất cơ hội học tập và làm việc.

Du học nghề Đức - hướng đi mới cho giới trẻ

Bắt kịp xu hướng du học nghề Đức - Ảnh 3.

Đại dịch COVID-19 đã khiến nền kinh tế Đức - vốn là một nước sản xuất, xuất khẩu và tiêu dùng lớn nhất châu Âu rơi vào suy thoái. Ảnh: DW

Sau đại dịch COVID-19, "bức tranh" kinh tế toàn cầu trở nên ảm đạm, việc khôi phục khủng hoảng này ở phía nước ngoài có độ trễ nên số lượng học sinh đi du học ở những nước không được miễn giảm học phí giảm đi đáng kể.

Tuy nhiên, ông Nguyễn Thế Ghi - Giám đốc Công ty Nhật Vinh ETS (một đơn vị chuyên tư vấn du học nhiều năm,  hiện đã và đang tư vấn du học nghề, có trụ sở tại Hà Nội) cho biết, đi du học nghề tại Đức lại trở nên nở rộ. Bởi, sau đại khi đại dịch COVID-19, nước Đức phải vật lộn trước tình trạng thiếu lao động - nguyên nhân khiến đà tăng trưởng của nhiều ngành kinh tế gặp khó khăn. 

Theo số liệu của Liên Hợp Quốc, sau hơn 1,5 năm kể từ tháng 2/2022, 4/5 trong số 1 triệu người Ukraine đã di cư đến Đức vẫn thất nghiệp. Tờ Die Welt nhận định lý do dẫn đến vấn đề này là bởi chính sách hỗ trợ tài chính hào phóng của chính quyền Đức cho nhóm người Ukraine, khiến họ chỉ hưởng trợ cấp mà mất đi động lực tìm kiếm việc làm. Điều này càng khiến tình trạng thiếu hụt lao động trở nên trầm trọng hơn.

Trước bối cảnh này, Chính phủ Đức đã mở ra chương trình du học nghề và kêu gọi sinh viên các nước khác đến học tập, trong đó Việt Nam là quốc gia được ưu tiên.

Lý do học sinh trung học phổ thông chọn du học nghề Đức sau khi tốt nghiệp

Theo số liệu do Văn phòng Thống kê Liên bang Đức cung cấp hồi tháng 4/2023, hiện có khoảng 1,25 triệu học viên đang tham gia chương trình đào tạo nghề tại quốc gia này.

Chương trình du học nghề Đức trở thành "cơn sốt" đối với giới trẻ Việt Nam bởi chính sách hấp dẫn tới từ Chính phủ Đức, bao gồm:

Được miễn học phí 100% và nhận trợ cấp 

Theo thông tin từ Bộ Lao động Đức, thị trường lao động Đức sẽ thiếu 7 triệu lao động vào năm 2035 nếu không có thêm lao động nhập cư và nhu cầu tuyển dụng tăng.

Do đó, để thu hút người lao động từ nước ngoài, Chính phủ Đức đã ra nhiều chính sách du học nghề vô cùng hấp dẫn, trong đó có miễn 100% học phí và nhận trợ cấp trong thời gian học nghề. Đồng thời, sinh viên đăng ký tham gia chương trình du học nghề Đức sẽ được miễn chứng minh tài chính du học.

Kết hợp đào tạo nghề với thực hành tại doanh nghiệp có hưởng lương

Hệ thống giáo dục kép của Đức - tức gắn đào tạo nghề với thực tiễn tại doanh nghiệp, từ lâu được coi là một trong những chìa khóa tạo nên sức mạnh kinh tế của đất nước này.

Giám đốc Công ty Nhật Vinh ETS Nguyễn Thế Ghi cho rằng, với mô hình đào tạo nghề kép, học viên sẽ có 30% thời gian học lý thuyết tại trường nghề và 70% thời gian học thực hành tại doanh nghiệp.

Tại doanh nghiệp, học viên sẽ được đào tạo thực tiễn, hướng dẫn làm tất cả những công việc liên quan đến lý thuyết mà trường nghề đã dạy để đảm bảo sau khi tốt nghiệp, họ sẽ nhận được bằng cao đẳng nghề có giá trị quốc tế. Từ đó có thể tự tin gia nhập nhiều thị trường lao động và có việc làm ngay.

Bắt kịp xu hướng du học nghề Đức - Ảnh 4.

Khi tham gia chương trình du học nghề tại Đức, học viên có cơ hội nhận lương học nghề. Ảnh: LinkedIn

Điều đặc biệt là ngay trong quá trình học thực hành tại doanh nghiệp, học viên còn được chi trả trợ cấp đào tạo. Điều này đồng nghĩa với việc họ sẽ có cơ hội kiếm thêm một khoản thu nhập để trang trải cuộc sống khi đi du học mà không cần sự hỗ trợ từ bố mẹ tại Việt Nam.

"Bên cạnh đó, học viên còn được hưởng chế độ nghỉ phép có lương. Thông thường, học viên được nghỉ từ 20-30 ngày phép/năm và vẫn được chủ doanh nghiệp trả lương giống như người lao động bình thường, nhưng ở mức độ là mức lương học nghề nên thấp hơn. Nếu chăm chỉ, họ có thể tích lũy từ 10-15 triệu đồng/tháng" - ông Nguyễn Thế Ghi cho biết.

Ngoài ra, cũng theo Giám đốc Công ty Nhật Vinh ETS, so với đi du học ở Hàn Quốc và Nhật Bản thì chi phí đi du học nghề Đức không cao. Đặc biệt, một số ngân hàng cũng hỗ trợ cho vay bởi trong thời gian học tại Đức, học viên không những không phải chi trả học phí mà còn có lương từ doanh nghiệp đào tạo thực hành. Do đó, chương trình du học nghề Đức là cơ hội giúp giới trẻ thoát nghèo, vượt "bão" thất nghiệp.

Cơ hội định cư tại Đức

Để thu hút hơn nữa người lao động có tay nghề tới Đức sinh sống và làm việc, Chính phủ nước này đã tạo điều kiện cho người nước ngoài có thể nhập quốc tịch Đức chỉ sau 5 năm, thay vì 8 năm như trước đây.

Theo chính sách này, sau 5 năm học tập và đi làm thì học viên có thể được xét định cư và bảo lãnh người thân trong gia đình sang Đức. Đồng thời, được hưởng các chế độ làm việc và phúc lợi bình đẳng như người Đức. 

Điều kiện du học nghề Đức

Các điều kiện để có thể đi du học nghề Đức bao gồm:

- Độ tuổi từ 18-30 đã tốt nghiệp trung học phổ thông trở lên, thậm chí có một số ngành nghề có thể tới 45 tuổi;

- Đảm bảo sức khỏe tốt, không mắc các bệnh xã hội và các bệnh truyền nhiễm khác;

- Lý lịch trong sạch, rõ ràng, không có tiền án tiền sự;

- Đạt trình độ tiếng Đức theo tiêu chuẩn châu Âu từ B1 trở lên.

Tuy nhiên, ông Nguyễn Thế Ghi cho rằng, rào cản lớn nhất đối với người Việt Nam khi sinh sống và học tập tại nước ngoài là vấn đề về ngôn ngữ. Do đó, học sinh cần phải tập trung và đầu tư học tiếng Đức ngay từ cấp trung học phổ thông.

Thời gian học tiếng Đức tại Việt Nam để đạt được chứng chỉ B1 là khoảng 9 tháng. Sau đó học sinh có thể lựa chọn ở Việt Nam hoặc sang Đức để tiếp tục học lấy chứng chỉ B2.

"Hiện nay, phần lớn các trường nghề và doanh nghiệp ở Đức sẽ tạo điều kiện cho học viên có thể học song song tiếng Đức để đạt trình độ B2 cộng với học nghề. Điều này sẽ giúp học viên có một khoản tiền để đi học tiếng vì đã có lương học nghề từ doanh nghiệp bù vào" - Giám đốc Nguyễn Thế Ghi cho biết thêm.

"Cơn khát" nhân lực - quả bom hẹn giờ đối với nền kinh tế Đức

Bắt kịp xu hướng du học nghề Đức - Ảnh 6.

Do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19, nhân lực y tế trong đó có điều dưỡng viên ngày càng thiếu hụt trầm trọng. Ảnh: Dreamstime

Theo Viện Nghiên cứu kinh tế Ðức, gần 50% các công ty đang thiếu nhân công, thậm chí phải thu hẹp quy mô hoạt động kinh doanh do không có đủ lao động. 

Kể từ năm 2021, hơn 70% công ty trong ngành công nghiệp ô tô và ngành cơ khí - những ngành được coi là động lực chính của thị trường xuất khẩu khổng lồ của Đức thiếu hụt lao động nghiêm trọng. Hậu quả là khiến tốc độ tăng trưởng kinh tế của quốc gia này chậm lại.

Đây là một bức tranh tương tự đối với ngành điều dưỡng ở Đức. Bởi theo Viện Nghiên cứu kinh tế Ðức, dự kiến đến năm 2035, nước này có thể thiếu khoảng 500.000 nhân viên điều dưỡng. Trong khi đó, dịch vụ chăm sóc được cho là sẽ gia tăng nhiều hơn so với khoảng 3,4 triệu người vào năm 2017 vì tuổi thọ trung bình tại Đức đang tăng cao.

Còn theo Cơ quan Việc làm Liên bang Đức, để đối phó với tình trạng thiếu hụt lao động làm tê liệt các ngành kinh tế thì nước Đức cần 400.000 người nhập cư mới mỗi năm.

Chính vì vậy, đây là cơ hội cho các bạn trẻ Việt Nam cũng như các bạn trẻ quốc tế có thể học tập, làm việc và định cư tại Đức.

Link nội dung: https://congdankhuyenhoc.vn/xu-huong-moi-du-hoc-nghe-tai-duc-179230720091020623.htm