Truyện "Cuộc đời của Pi" vào đề khảo sát môn Ngữ văn 12

Ly Hương
10:47 - 01/05/2025

Truyện "Cuộc đời của Pi" (Yann Martel) được dùng làm ngữ liệu cho khảo sát môn Ngữ văn 12 tỉnh Nam Định.

Truyện "Cuộc đời của Pi" vào đề khảo sát môn Ngữ văn 12 - Ảnh 2.

Truyện "Cuộc đời của Pi" vào đề khảo sát môn Ngữ văn 12 - Ảnh 1.

Gợi ý đọc hiểu

Câu 1. Điểm nhìn của người kể chuyện: điểm nhìn của người kể chuyện ngôi thứ nhất, điểm nhìn hạn tri.

Câu 2. Hoàn cảnh của nhân vật Pi: Pi bị đắm tàu, lạc gia đình. Pi một mình trên biển/xuồng cứu hộ với con hổ Riachard Parker.

Câu 3. Chỉ ra biện pháp nghịch ngữ: "căm ghét nó là vì thế, biết ơn nó là vì thế"/vừa căm ghét nó vừa biết ơn nó. Thể hiện trạng thái tâm lý phức tạp và đầy mâu thuẫn của nhân vật Pi: vừa "căm ghét" vừa "biết ơn" con hổ, bởi nó vừa là nguồn áp lực đáng sợ, vừa là động lực giúp Pi không gục ngã; khắc họa rõ nét hoàn cảnh sống nghịch lý của Pi; thể hiện thái độ thấu hiểu, đồng cảm và ngưỡng mộ của nhà văn. Tạo nhịp điệu, giọng điệu, tính đối thoại; gợi sự tò mò, hứng thú cho bạn đọc.

Câu 4. Hình tượng con hổ là biểu tượng cho nỗi sợ hãi và thử thách; cho bản năng sinh tồn. Quá trình thuần phục hổ là quá trình chinh phục thiên nhiên, vượt lên hoàn cảnh. Hình tượng con hổ có ý nghĩa sâu sắc trong việc thể hiện chủ đề đoạn trích: Khắc họa cuộc đấu tranh sinh tồn của con người trong hoàn cảnh khắc nghiệt, biến nỗi sợ hãi thành động lực sống.

Câu 5. Học sinh nêu được năng lực quan trọng nhất theo quan điểm của bản thân và phù hợp. Sau đây là một vài gợi ý: năng lực lập kế hoạch; năng lực thích ứng; năng lực giải quyết vấn đề.

Diễn biến tâm lí của nhân vật Pi trong đoạn văn

Nêu được sự chuyển biến tâm lí của nhân vật Pi: từ hoảng loạn, sợ hãi đến tỉnh táo, bình tĩnh nhận thức được hoàn cảnh sinh tồn và đi đến lựa chọn hành động để nắm lấy sự sống.

Phân tích ý nghĩa diễn biến tâm lí của nhân vật Pi: Thể hiện được bản lĩnh, sự mạnh mẽ cùng niềm tin vào khả năng làm chủ hoàn cảnh của Pi; lòng khao khát sống và sức mạnh nội tại trong Pi là sự kết hợp của kiến thức, kinh nghiệm, thái độ sống.

Diễn biến tâm lí nhân vật Pi được thể hiện qua hình thức độc thoại nội tâm; nghệ thuật miêu tả tâm lý nhân vật, sự lựa chọn ngôi kể, điểm nhìn, sử dụng câu hỏi tu từ, ngôn ngữ, giọng điệu.

Nhận xét, đánh giá diễn biến tâm lí của nhân vật Pi: Thấy được bản lĩnh phi thường của con người khi đối mặt với nghịch cảnh; truyền cảm hứng sâu sắc về lòng can đảm, ý chí vượt qua nỗi sợ để nắm lấy sự sống.

Thế hệ trẻ nên bước ra khỏi vùng an toàn của bản thân

Mở bài: Giới thiệu vấn đề nghị luận.

Thân bài: Vùng an toàn: là giới hạn của bản thân khiến con người luôn có cảm giác quen thuộc, yên tâm thoải mái, tự tin; hạn chế được các rủi ro có thể xảy ra.

Bước ra khỏi vùng an toàn: là phá bỏ những rào cản để đón nhận những điều mới, thử thách mới.

Bàn luận: Vì sao tuổi trẻ nên bước ra khỏi vùng an toàn của bản thân?

Thế giới liên tục biến đổi với sự phát triển của khoa học công nghệ, trí tuệ nhân tạo; tuổi trẻ là độ tuổi của khát vọng, ước mơ; là lực lượng nòng cốt, tiên phong trong quá trình xây dựng và phát triển đất nước.

Khi bước ra khỏi vùng an toàn của bản thân, người trẻ sẽ có nhiều cơ hội: trải nghiệm thực tế, khám phá và khẳng định phẩm chất, năng lực của bản thân (tự tin, bản lĩnh khi đối diện với những rủi ro, thách thức mới); mở rộng các mối quan hệ, tạo đà cho thành công; trở thành công dân toàn cầu hòa nhập với thời đại.

Làm thế nào để bước ra khỏi vùng an toàn của bản thân? Tích lũy kiến thức, kĩ năng; can đảm đối mặt và tìm cách vượt qua những thử thách, khó khăn; xóa bỏ tâm lí sợ thất bại; kiên trì, không bỏ cuộc, theo đuổi mục tiêu; có những hành động cụ thể, trải nghiệm thực tế.

Mở rộng vấn đề, trao đổi với quan điểm trái chiều hoặc ý kiến khác: Bước ra khỏi vùng an toàn của bản thân, người trẻ có thể phải đối diện với thách thức, rủi ro, thất bại, áp lực tâm lí và sự hoài nghi từ phía gia đình, xã hội do thiếu định hướng, chưa đủ kiến thức, kinh nghiệm. Bước ra khỏi vùng an toàn của bản thân không có nghĩa là sự liều lĩnh, bất chấp, thiếu hiểu biết.

Kết bài: Khái quát vấn đề nghị luận.

Link nội dung: https://congdankhuyenhoc.vn/truyen-cuoc-doi-cua-pi-vao-de-khao-sat-mon-ngu-van-12-179250501104710938.htm