Trường Đại học Kinh tế quốc dân: Đào tạo công dân toàn cầu, năng động, sáng tạo và trách nhiệm
Với định hướng phát triển Trường đại học Kinh tế quốc dân thành Đại học Kinh tế quốc dân, thu hút giảng viên, nhà khoa học, sinh viên đến giảng dạy và học tập, đưa nhà trường trở thành trung tâm đào tạo, nghiên cứu xuất sắc của Việt Nam và trong khu vực; cung cấp cho xã hội nguồn nhân lực chất lượng cao, những công dân toàn cầu.
Trường đại học Kinh tế quốc dân: Nơi cung cấp cho xã hội nguồn nhân lực chất lượng cao, những công dân toàn cầu
Định hướng cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao, những công dân toàn cầu đã được nhấn mạnh tại lễ kỷ niệm 20 năm thành lập Viện Đào tạo quốc tế và đón nhận Bằng khen của Bộ trưởng Giáo dục và Đào tạo mới đây của Trường đại học Kinh tế quốc dân. Trong buổi lễ này, GS.TS Phạm Hồng Chương, Hiệu trưởng Trường đại học Kinh tế quốc dân nhấn mạnh, quá trình hình thành và phát triển Viện Đào tạo quốc tế gắn liền với lịch sử hợp tác và đào tạo quốc tế của Trường đại học Kinh tế quốc dân, một trong những trường đại học đầu tiên của Việt Nam hợp tác với các trường đại học nước ngoài để thực hiện các chương trình đào tạo quốc tế.
Theo GS.TS Phạm Hồng Chương, từ năm 1992, Trường đại học Kinh tế quốc dân đã hợp tác với các trường đại học từ Pháp, Bỉ, Hoa Kỳ, Vương quốc Anh.. và trở thành cơ sở đào tạo đầu tiên đưa giáo trình và những kiến thức về kinh tế thị trường, quản lý, quản trị kinh hiện đại vào giảng dạy tại Việt Nam. Đây là cơ sở đầu tiên để thành lập Văn phòng quản lý dự án quốc tế, sau này là Viện Đào tạo quốc tế, Trường đại học Kinh tế quốc dân, mở ra cơ hội giúp cán bộ, giảng viên nhà trường tiếp cận những chuẩn mực giáo dục đại học tiên tiến của thế giới; cập nhật giáo trình và phương pháp giảng dạy giúp nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên.
Sau 20 năm thành lập, Viện Đào tạo quốc tế đã đào tạo hơn 2.000 cử nhân, 1.500 thạc sĩ, đóng góp vào nguồn nhân lực chất lượng cao, được các nhà tuyển dụng đón nhận.
Hiện nay, Viện Đào tạo quốc tế, Trường đại học Kinh tế quốc dân là đơn vị chiến lược để triển khai chương trình đào tạo quốc tế theo chuẩn mực của các nền giáo dục tiên tiến trên thế giới giúp nâng cao năng lực đào tạo, quản lý của Trường đại học Kinh tế quốc dân.
Hiệu trưởng Trường đại học Kinh tế quốc dân cho biết, những năm tới, với định hướng phát triển Trường đại học Kinh tế quốc dân thành Đại học Kinh tế quốc dân, bên cạnh thành lập Trường Kinh tế, Trường Kinh doanh, Trường Công nghệ, Đại học Kinh tế quốc dân với định hướng phát triển Trường đại học Kinh tế quốc dân thành Đại học Kinh tế quốc dân, thu hút giảng viên, nhà khoa học, sinh viên quốc tế đến làm việc, học tập, góp phần đưa nhà trường trở thành trung tâm đào tạo, nghiên cứu xuất sắc của Việt Nam và trong khu vực; cung cấp cho xã hội nguồn nhân lực chất lượng cao, những công dân toàn cầu, năng động, sáng tạo và trách nhiệm.
Đồng tình với định hướng phát triển của Trường đại học Kinh tế quốc dân, Thứ trưởng Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Văn Phúc đề nghị Trường đại học Kinh tế quốc dân sớm phát triển thành Đại học Kinh tế quốc dân. Cùng với đó, tiếp tục đi đầu trong đổi mới đào tạo kinh tế, quản lý, quản trị kinh doanh.
Khẳng định hội nhập quốc tế là nội dung quan trọng trong đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo theo tinh thần Nghị quyết 29 của Ban Chấp hành Trung ương, Hội nhập quốc tế là một trong năm trụ cột của đổi mới giáo dục - Thứ trưởng Nguyễn Văn Phúc cũng ghi nhận, Trường đại học Kinh tế quốc dân là một trong những cơ sở đào tạo đi đầu trong cả nước về hội nhập quốc tế, đặc biệt trong lĩnh vực kinh tế, quản lý, quản trị kinh doanh. Trường đã tiếp thu, hợp tác các chương trình đào tạo tiên tiến trong lĩnh vực kinh tế, quản lý, quản trị kinh doanh, nhiều chương trình đào tạo bằng tiếng Anh đáp ứng nhu cầu lớn nguồn nhân lực đất nước.
Thứ trưởng Nguyễn Văn Phúc lưu ý, cả nước hiện có 550 chương trình liên kết đào tạo quốc tế nhưng có 400 chương trình đang hoạt động, việc hợp tác, liên kết đào tạo sau sau giai đoạn phát triển nhanh có dấu hiệu chững lại. Cùng với đó, các chương trình đào tạo trong nước ngày càng bảo đảm chất lượng nên đặt ra yêu cầu các chương trình liên kết quốc tế phải nâng cao, đổi mới chất lượng hơn nữa, thúc đẩy xu hướng đào tạo liên ngành, xuyên ngành và tăng cường mức độ khoa học kỹ thuật gắn với đào tạo…