Tháng Giêng xuân Quý Mão: khai hội Chùa Hương sau 3 năm hoãn vì COVID-19

HN
12:20 - 30/12/2022

Ủy ban nhân dân huyện Mỹ Đức (Hà Nội) cho biết, lễ hội Chùa Hương năm 2023 sẽ diễn ra trong 3 tháng (từ ngày 23/1 - 23/4/2023) với chủ đề "an toàn, văn minh, thân thiện".

Các năm 2020 và 2021, do dịch COVID-19 bùng phát, huyện Mỹ Đức không tổ chức cho du khách tham quan, vãn cảnh Chùa Hương.

Dịp đầu năm 2022, Chùa Hương vẫn mở cửa để du khách tham quan, nhưng do điều kiện dịch bệnh, huyện Mỹ Đức không tổ chức lễ khai hội. Du khách vãn cảnh Chùa Hương dịp đầu năm 2022 phải đảm bảo các điều kiện phòng chống dịch như không được ở quá lâu tại một điểm, thường xuyên đeo khẩu trang và sát khuẩn tay.

Như vậy, sau 3 năm, lễ khai hội Chùa Hương được tổ chức trở lại để phục vụ nhu cầu tham quan, vãn cảnh của du khách thập phương.

1/2023: khai hội Chùa Hương sau 3 năm hoãn vì COVID-19 - Ảnh 1.

Lễ hội Chùa Hương được xem là một nét nét đặc trưng của văn hóa miền Bắc dịp Tết Âm lịch và thu hút rất nhiều khách đến tham dự. Ảnh: IT

Theo kế hoạch, lễ khai hội Chùa Hương năm 2023 được tổ chức vào ngày 27/1 (tức mùng 6 tháng Giêng năm Quý Mão), tại chùa Thiên Trù.

Ủy ban nhân dân huyện Mỹ Đức cho biết, điểm nổi bật của lễ hội Chùa Hương năm 2023 là đổi mới hình thức bán vé tham quan, lễ hội sang mô hình vé điện tử. Các điểm bán vé được sắp xếp lại, bỏ bán vé tại 2 cổng Tiên Mai và Đục Khê để tráng ùn tắc, tạo điều kiện thuận tiện cho du khách về tham quan, trẩy hội. 

Năm nay, các tuyến xe điện cũng được xây dựng và thí điểm để phục vụ tốt hơn nhu cầu du khách về Chùa Hương thưởng ngoạn vẻ đẹp của xã Hương Sơn. 

Ủy ban nhân dân huyện Mỹ Đức cho biết, lễ hội du lịch Chùa Hương năm 2023 chú trọng đến công tác quảng bá hình ảnh Chùa Hương thân thiện, mến khách. Người tham gia phục vụ du khách phải văn minh, lịch thiệp. Kiên quyết xử lý các hàng quán kinh doanh không chấp hành quy định của Ban tổ chức lễ hội về an toàn thực phẩm. Kiên quyết xử lý các hiện tượng tiêu cực trong hoạt động lễ hội để lễ hội Chùa Hương 2023 đúng với chủ đề “ Lễ hội An toàn, văn minh, thân thiện”.

Ban tổ chức lễ hội dự kiến thu phí thăm quan Chùa Hương và bảo hiểm đối với người lớn là 80.000 đồng/lượt, trẻ em là 40.000 đồng/lượt.

Giá dịch vụ xuồng đò 2 chiều đi tuyến Hương Tích là 50.000 đồng/người, tuyến Long Vân - Tuyết Sơn là 35.000 đồng/người.

1/2023: khai hội Chùa Hương sau 3 năm hoãn vì COVID-19 - Ảnh 3.

Chùa Hương là một danh thắng nổi tiếng, không chỉ bởi cảnh đẹp mà còn là một nét văn hóa tín ngưỡng đạo phật của người dân Việt Nam. Ảnh: IT

1/2023: khai hội Chùa Hương sau 3 năm hoãn vì COVID-19 - Ảnh 4.

Chùa Hương mang giá trị văn hóa tâm linh của dân tộc, là giá trị sống của chuỗi phát triển văn hóa tín ngưỡng đạo phật của người dân Việt từ xa xưa cho tới ngày nay. Ảnh: IT

1/2023: khai hội Chùa Hương sau 3 năm hoãn vì COVID-19 - Ảnh 5.

Chùa Hương là một tập hợp nhiều hang động gắn liền với núi rừng, trở thành một quần thể thắng cảnh rộng lớn, với một kiến trúc hài hòa giữa thiên nhiên và nhân tạo. Ảnh: IT

1/2023: khai hội Chùa Hương sau 3 năm hoãn vì COVID-19 - Ảnh 6.

Năm 2018, quần thể Hương Sơn (chùa Hương) đã đón nhận Bằng xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt. Ảnh: IT

1/2023: khai hội Chùa Hương sau 3 năm hoãn vì COVID-19 - Ảnh 7.

Chùa Thiên Trù là 1 trong 2 ngôi chùa chính của quần thể chùa Hương. Ảnh: IT

1/2023: khai hội Chùa Hương sau 3 năm hoãn vì COVID-19 - Ảnh 8.

Động Hương Tích - "Nam thiên đệ nhất động" của quần thể chùa Hương. Ảnh: IT

Chùa Hương là tên gọi chung cho cả một quần thể văn hóa, tôn giáo gồm hàng chục ngôi chùa thờ Phật cùng các ngôi đình, đền linh thiêng khác như chùa Thiên Trù, đền Trình, chùa Giải Oan... Trung tâm của quần thể này chính là chùa Hương, nằm trong động Hương Tích hay còn gọi là chùa Trong.

Link nội dung: https://congdankhuyenhoc.vn/thang-gieng-xuan-quy-mao-khai-hoi-chua-huong-sau-3-nam-hoan-vi-covid-19-179221230113430732.htm