Telegram truy cập được trở lại, người dùng không mặn mà?

Cơ quan công an thông tin về các vi phạm pháp luật liên quan đến ứng dụng Telegram như có tới 68% kênh, nhóm xấu độc trong tổng số 9.600 kênh. Đây cũng là nguyên nhân khiến người dùng không hào hứng khi trở lại.

Telegram như có tới 68% kênh, nhóm xấu độc trong tổng số 9.600 kênh. Ảnh minh hoạ: IT
Telegram có thể truy cập trở lại tại Việt Nam
Ngày 9/7, nhiều người dùng cũng đăng tải thông tin bất ngờ dùng lại được ứng dụng Telegram - một ứng dụng chat trực tuyến đã từng thu hút số lượng lớn người dùng, đặc biệt là các hội nhóm đầu tư, kinh doanh, bán hàng, chia sẻ các "tín hiệu"...
Telegram là ứng dụng nhắn tin miễn phí ra mắt năm 2013 bởi hai anh em Nikolai và Pavel Durov – người sáng lập mạng xã hội VKontakte của Nga. Ứng dụng này nổi bật với tuyên ngôn về bảo mật, tốc độ và sự tự do trong giao tiếp. Tính đến năm 2025, Telegram đã có hơn 900 triệu người dùng trên toàn thế giới và vẫn không ngừng tăng trưởng.
Thực tế tại Việt Nam, mặc dùng Telegram phát triển khá mạnh trong thời gian gần đây và người dùng cũng nhận thấy sự nhanh nhạy, tính năng bảo mật cao, có thể cho gửi file dung lượng lớn, giao diện thân thiện, tốc độ phản hồi nhanh, mượt mà ngay cả trên các thiết bị cấu hình thấp, người dùng có thể tùy chỉnh theme, font chữ, màu sắc và tạo sticker cá nhân và cho phép khả năng lập nhóm lên tới hàng chục nghìn người...
Tuy nhiên, ứng dụng này cũng thể hiện nhiều hạn chế khiến nhiều dân "trong nghề" cũng cân nhắc kỹ lưỡng trước khi sử dụng, nhiều người dùng đang tỏ ra không mấy hào hứng với sự trở lại này. Đặc biệt, khi nhiều giải pháp thay thế, uy tín đã được giới thiệu và sử dụng rộng rãi tại Việt Nam.
Telegram bộc lộ nhiều hạn chế, nguy cơ rủi ro cao, người dùng nên cân nhắc
Theo cơ quan an ninh, thông tin về các vi phạm pháp luật liên quan đến ứng dụng Telegram như có tới 68% kênh, nhóm xấu độc trong tổng số 9.600 kênh, nhóm Telegram tại Việt Nam, nhiều hội, nhóm với hàng chục nghìn đối tượng tham gia, do các đối tượng chống đối, phản động tạo lập, phát tán tài liệu chống phá, xảy ra nhiều vụ việc liên quan đến lừa đảo, rao bán dữ liệu người dùng, ma túy; có trường hợp nghi vấn liên quan đến khủng bố…
Lợi dụng tính năng ưu việt của Telegram là có thể tạo các nhóm cộng đồng quy mô lớn, nhiều hội, nhóm với hàng chục nghìn đối tượng tham gia, do các đối tượng chống đối, phản động tạo lập, phát tán tài liệu chống phá, xảy ra nhiều vụ việc liên quan đến lừa đảo, rao bán dữ liệu người dùng, ma túy; có trường hợp nghi vấn liên quan đến khủng bố…
Trước đó, vào cuối tháng 5, Cục Viễn thông nhận được văn bản của Cục An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao (A05) thuộc Bộ Công an về việc phối hợp ngăn chặn hoạt động của Telegram tại Việt Nam.
Các đơn vị cung cấp dịch vụ Internet trong nước cũng đã thực hiện chặn truy cập và app nhắn tin này. Người dùng ứng dụng gặp phiền toái trong thời gian đầu, nhưng nhanh chóng tìm được phương án thay thế hợp pháp.
Sau thông tin Cục Viễn thông đề nghị doanh nghiệp viễn thông thực hiện triển khai các giải pháp, biện pháp để ngăn chặn hoạt động của Telegram tại Việt Nam, nền tảng này đã có phản hồi ngay sau đó.
Link nội dung: https://congdankhuyenhoc.vn/telegram-truy-cap-duoc-tro-lai-nguoi-dung-khong-man-ma-179250710075321131.htm